Xuất khẩu vũ khí của Pháp sang Trung Đông ngày càng tăng mạnh
Theo báo cáo thường niên của Chính phủ Pháp vừa được trình tại Quốc hội nước này, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Pháp trong năm 2018 tăng 30% so với năm 2017, đạt 9,1 tỷ euro.
Trong năm 2018, 50% đơn hàng đến từ các quốc gia Trung Đông và 15% từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, báo cáo không tiết lộ chi tiết các loại vũ khí theo đơn đặt hàng hay loại vũ khi được Pháp bàn giao cho khách hàng trong năm ngoái.
Việc sắp xếp thứ hạng khách hàng trong một năm được dựa vào các hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị lớn (trên 200 triệu euro) được ký kết với các đối tác.
Chẳng hạn, trong bảng tổng hợp khách hàng của Pháp giai đoạn 2009-2018, Ấn Độ đứng vị trí số một nhờ hợp đồng đặt mua 36 chiếc chiến đấu cơ Rafale trị giá 8 tỷ euro, được giao năm 2016.
Xếp ở vị trí thứ hai là Saudi Arabia, quốc gia Trung Đông đã chi 11,3 tỷ euro để mua vũ khí của Pháp chỉ trong 10 năm. Riêng năm 2018, Riyadh đặt hàng gần 1 tỷ euro mua tàu tuần tra của Pháp.
Xếp ở vị trí thứ ba là Qatar, với đơn hàng trị giá 11 tỷ euro. Năm 2018, Qatar là khách hàng lớn nhất của Pháp khi ký đơn hàng đặt mua máy bay trực thăng trị giá 1,5 tỷ euro và máy bay chiến đấu Rafale trị giá 1,1 tỷ euro.
Xếp sau Qatar lần lượt là Ai Cập và Brazil. Từ năm 2009, Ai Cập đã ký với Pháp các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale trị giá 7,5 tỷ euro. Trong khi đó, Brazil năm 2009 cũng ký một hợp đồng khổng lồ mua tàu ngầm lớp Scorpene.
Việc một số quốc gia Trung Đông trở thành khách hàng hàng đầu mua vũ khí của Pháp đã làm dấy lên những quan ngại trong cộng đồng quốc tế. Từ nhiều tháng qua, các tổ chức phi chính phủ từng nhiều lần chỉ trích “những kẻ hiếu chiến” sử dụng vũ khí của Pháp để tấn công vào Yemen nay tiếp tục có cơ hội để công kích.
Nhà hoạt động Tony Fortin, thuộc tổ chức “Đài quan sát vũ khí”, nhận xét con số kỷ lục các hợp đồng và những đợt bàn giao vũ khí cho các quốc gia bị cáo buộc gây tội ác chiến tranh (Saudi Arabia) hay quốc gia bị cáo buộc đàn áp công dân của mình (Ai Cập) cho thấy Pháp đang vi phạm các cam kết trong khuôn khổ Hiệp ước Thương mại Vũ khí (ATT).
Còn theo nhà hoạt động Jon Cerezo của tổ chức Oxfam, từ 2015, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí của Pháp sang các nước Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tăng xấp xỉ 6 tỷ euro. Ông Jon Cerezo cho rằng đã đến lúc Pháp cần phải hành động và ngừng ngay việc “đồng lõa” với những quốc gia gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới và những đau khổ mà người dân Yemen phải chịu đựng từ hơn bốn năm qua.
Về phần mình, Pháp luôn tìm cách biện minh cho cho lập trường của Paris trong hoạt động xuất khẩu vũ khí. Trả lời phỏng vấn báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, bà Florence Parly cho biết 3% số lao động trong ngành công nghiệp ở Pháp hiện làm việc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. Theo bà Parly, chính sách xuất khẩu vũ khí cũng rất quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Pháp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga để ngỏ khả năng đàm phán thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Mỹ
19:07' - 28/04/2019
Cố vấn về chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết Nga sẵn sàng để ngỏ khả năng đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Buôn bán vũ khí quốc tế LHQ
09:13' - 28/04/2019
Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại tuyên bố quyết định của nước Mỹ sẽ không giúp gì cho các nỗ lực khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua mua sắm vũ khí tại các nước Arập
06:05' - 04/04/2019
Các quốc gia châu Á vẫn tiếp tục giữ thứ hạng cao trong số các nhà nhập khẩu vũ khí.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới
15:13' - 12/03/2019
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, báo The Hindu của Ấn Độ đưa tin quốc gia này đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới trong giai đoạn 2014-2018 sau Saudi Arabia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.