Zoom công bố một loạt biện pháp đảm bảo an toàn thông tin
Nổi lên nhờ xu hướng làm việc từ xa khi hàng triệu người trên khắp thế giới từ học sinh cho đến người đi làm buộc phải học và làm việc tại nhà sau khi các nước quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song đi kèm với lượng người sử dụng tăng vọt là những quan ngại ngày một tăng về lỗ hổng bảo mật của ứng dụng họp trực tuyến Zoom.
Để xoa dịu các chỉ trích về tính bảo mật, ngày 15/4, ông Eric Yuan, Giám đốc điều hành Zoom, đã công bố một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin.
Theo ông Yuan, hiện Zoom đang nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật trong đó có nguy cơ đánh cắp dữ liệu người dùng hay hiện tượng xâm nhập vào cuộc họp, lớp học trực tuyến để truyền bá các nội dung phản cảm, còn được biết đến với tên gọi "Zoombombing".
Dự kiến, vào cuối tuần này, các tài khoản trả phí sẽ có quyền lựa chọn các vùng mà dữ liệu của họ được định tuyến trong quá trình sử dụng. Bước đi này nhằm giải quyết các quan ngại về việc thông tin của người dùng có thể bị theo dõi.
Công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon này cũng cho biết đang phối hợp với Luta Security - một công ty chuyên về an ninh mạng, để xem xét lại toàn bộ quy trình, cũng như đưa ra chương trình "bug bounty" - trao thưởng cho những ai phát hiện các lỗi bảo mật của ứng dụng.
Bên cạnh đó, Zoom cũng giải quyết vấn đề được nêu ra trong báo cáo gần đây về việc các thông tin bị đánh cắp từ ứng dụng Zoom đang được rao bán trên các "trang web tối".
Theo ông Alex Stamos, nguyên trưởng bộ phận an ninh của Facebook, hiện đang làm cố vấn cho Zoom, các thông tin đăng nhập thường bị đánh cắp trên mạng Internet hoặc bị lộ do máy tính cá nhân dính "mã độc".
Ông cho biết tin tặc thường sử dụng mật khẩu và tài khoản đăng nhập thu được từ các dữ liệu bị rò rỉ để thử đăng nhập các dịch vụ trực tuyến khác. Do đó, công ty đang xây dựng hệ thống phát hiện trường hợp có người cố sử dụng tên đăng nhập, mật khẩu từ dịch vụ khác để đăng nhập vào Zoom và vô hiệu hóa quá trình thử đăng nhập lại.
Ngoài ra, Zoom còn tăng tính bảo mật của ứng dụng bằng việc bổ sung một thanh công cụ để dễ dàng truy cập các tính năng như khóa đoạn hội thoại đối với người lạ và tạo mật khẩu vào các cuộc họp tại phần cài đặt mặc định.
Trước đó, do lo ngại vấn đề an ninh, nhiều nước, các cơ quan và tổ chức trên thế giới đã ban hành lệnh cấm sử dụng ứng dụng Zoom để hội họp, làm việc trực tuyến.
Trong tuần này, Ấn Độ cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng nền tảng Zoom đối với các buổi họp trực tuyến của chính phủ với lý do "đây không phải là nền tảng an toàn".
Hệ thống trường học tại New York (Mỹ) cũng cấm sử dụng nền tảng này. Hiện các công tố viên tại một số bang của Mỹ đang bắt đầu điều tra tính bảo mật cũng như đảm bảo quyền riêng tư của Zoom. Trong khi đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo các cuộc họp trực tuyến trên nền tảng Zoom đã bị tấn công.
Thống kê cho thấy, số lượng người sử dụng ứng dụng Zoom vào tháng 3 vừa qua đạt gần 200 triệu người, tăng đột biến so với chỉ khoảng 10 triệu người vào cuối năm ngoái./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Bộ Giáo dục Singapore tạm ngừng giảng dạy trực tuyến qua Zoom
11:26' - 10/04/2020
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục Singapore thông báo đã đình chỉ việc sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom đối với các giáo viên, sau khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên quan đến ứng dụng này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạn chế sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom do lo ngại vấn đề bảo mật
12:28' - 09/04/2020
Truyền thông Đức ngày 8/4 đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã hạn chế sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom do lo ngại vấn đề bảo mật.
-
Kinh tế Thế giới
Cổ phiếu của ứng dụng họp trực tuyến Zoom giảm mạnh do lo ngại về bảo mật
21:52' - 06/04/2020
Tuần trước đã xuất hiện các thông tin đặt ra nghi vấn về vấn đề bảo mật của Zoom, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và giá trị của hãng trên thị trường giảm tới 30% từ mức cao kỷ lục.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hơn 3,3 triệu người dân được hướng dẫn kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công
13:30' - 05/07/2025
Nhiều địa phương áp dụng hiệu quả mô hình “1 kèm 1”, trong đó mỗi tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn một người dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, giúp người học tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của trẻ em trong thời đại số
07:30' - 05/07/2025
Dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của trẻ em, không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư, tính an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
-
Công nghệ
Tăng tốc số hóa, nâng hiệu quả chính quyền địa phương sau sắp xếp
13:30' - 04/07/2025
Tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ công nghệ số cộng đồng” và “Đội hỗ trợ phản ứng nhanh”.
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24' - 04/07/2025
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.