Bạo lực tại cuộc tuần hành trong ngày Quốc tế lao động ở Pháp
Theo Bộ Nội vụ Pháp, các cuộc tuần hành đã thu hút 142.000 người trên toàn nước Pháp, còn theo các tổ chức công đoàn, con số này lên đến 280.000 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, năm nay, các cuộc biểu dương lực lượng của các tổ chức công đoàn còn nhằm mục đích lập thành "rào cản" chống lại ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, kêu gọi không bỏ phiếu cho bà tại vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 7/5.
Tuy nhiên, thay vì tập hợp trong một mặt trận chung nhằm liên kết sức mạnh, thể hiện sự đoàn kết, các tổ chức công đoàn tại Pháp lại chia thành hai nhóm với các khẩu hiệu và biểu ngữ chuyển tải những thông điệp khác nhau.
Tại Paris, các tổ chức Liên đoàn Dân chủ Lao động Pháp (CFDT), Liên minh Quốc gia các công đoàn tự trị (UNSA) và Hội liên hiệp sinh viên Paris tổ chức cuộc tuần hành cuối buổi sáng tại quận 19, đã kêu gọi bỏ phiếu cho ứng cử độc lập Emmanuel Macron để "phản đối quan điểm phản động và kỳ thị" của đảng Mặt trận Dân tộc (FN).
Trong khi đó, các tổ chức công đoàn gồm Tổng Liên đoàn lao động Pháp (CGT), Sức mạnh công nhân (FO), Liên hiệp công đoàn thống nhất (FSU) và Solidaires đã tuần hành vào buổi chiều trên trục đường từ quảng trường Cộng hòa đến quảng trường Quốc gia. Người biểu tình giương cao biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu để ngăn chặn bà Marine Le Pen thắng cử, nhưng không nêu rõ bỏ phiếu cho ứng cử viên Macron.
Trong khi đó, một nhóm thanh niên đã thành lập "Mặt trận xã hội", kêu gọi tẩy chay cả hai ứng cử viên.
Bà Vanessa Jereb, Thư ký quốc gia phụ trách việc làm của Liên minh Quốc gia các công đoàn tự trị (UNSA) cho biết bà lấy làm tiếc rằng các tổ chức công đoàn đã không dẹp bỏ được những khác biệt, để có tiếng nói chung và đưa ra thông điệp kêu gọi bỏ phiếu cho ứng cử viên Macron.
Theo bà, việc làm này không phải là "chấp nhận toàn bộ "chương trình hành động của ứng cử viên Macron, nhưng là cách duy nhất ngăn cản ứng cử viên của đảng cực hữu trở thành tổng thống.
Còn báo chí Pháp thì cho rằng số người tham gia các cuộc tuần hành năm nay là quá ít so với các cuộc tuần hành khổng lồ lên đến 1,3 triệu người vào năm 2002 nhằm chống lại đảng FN. Năm 2002, cha của bà Le Pen là ông Jean-Marie Le Pen đã lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống năm đó.
Mọi lực lượng chính trị ở Pháp khi đó đã đoàn kết, lập thành lá chắn, nhằm giúp ứng cử viên Jacques Chirac giành chiến thắng áp đảo tại vòng 2.
Tại cuộc tuần hành chiều 1/5, bạo lực đã xảy ra ngay vào thời điểm xuất phát. Một nhóm khoảng 100 người mặc quần áo đen, đội mũ trùm đầu và giương cao biểu ngữ màu đen bỗng bất ngờ xuất hiện ở phía đầu đoàn tuần hành.
Nhóm này đã ném bom xăng, gạch đá vào lực lượng cảnh sát, buộc cảnh sát phải đáp trả bằng lựu đạn hơi cay. Ít nhất, sáu cảnh sát đã bị thương trong đó một người bị thương nặng. Cảnh sát cũng đã bắt giữ bốn đối tượng vì mang đã vũ khí vào khu vực cấm, có hành vi bạo lực chống lại cảnh sát và gây thiệt hại về tài sản.
Cũng trong ngày 1/5, hai ứng cử viên Le Pen và Macron tiếp tục các cuộc vận động tranh cử. Bà Le Pen đã tổ chức cuộc mít tinh thu hút khoảng 10.000 người tại thành phố Villepinte, tỉnh Seine-Saint-Denis.
Với lối nói mạnh miệng mang phong cách của ứng cử viên ở bên kia bờ Đại Tây Dương Donald Trump, bà Le Pen đã đả kích kịch liệt ứng cử viên Macron, cho rằng ông là sự "nối tiếp" của Tổng thống François Hollande, và là ứng cử viên "đại diện cho giới tài phiệt", được các tỷ phú và các ông chủ các tập đoàn bất động sản đứng sau tài trợ.
Về phần mình, ứng cử viên Macron tổ chức mít tinh tại khu La Villette, phía Bắc Paris. Trong bài phát biểu dài 90 phút, ông đã tố cáo các chính sách bảo hộ, chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa dân tộc trong chương trình hành động của bà Le Pen. Theo ông, các quan điểm này nhất định sẽ dẫn đến cuộc chiến về kinh tế và tình trạng nghèo đói.
Ông cũng tố cáo bà không ngừng đưa ra những lời hứa không có cơ sở như tăng mức lương tối thiểu, giảm tuổi nghỉ hưu xuống còn 60, mà không giải thích làm thế nào để thực hiện được điều đó. Vậy chỉ có hai khả năng: một là phải tăng thuế, hai là sẽ làm tăng nợ quốc gia... Vì vậy, theo ông, những lời hứa của bà trên thực tế là "những lời nói dối".
Ông cũng tố cáo bà đang khai thác sự giận dữ của người dân Pháp trước những khó khăn kinh tế và tình hình an ninh bất ổn hiện nay khiến một bộ phận người Pháp sợ hãi, phản ứng theo cách thu mình, ủng hộ đóng cửa biên giới, rời bỏ khu vực đồng euro trong khi cần phải thích nghi và tiến hành cải cách để tận dụng cơ hội, bởi vì hội nhập châu Âu và toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu.
Ông nhấn mạnh, người dân Pháp đang phải lựa chọn giữa hai chương trình hoàn toàn trái ngược nhau: Một bên là chương trình của "những người yêu nước Pháp" với các "cải cách khắt khe" và một bên là chương trình của "những kẻ phản động, dân tộc chủ nghĩa, đang khai thác sự giận dữ của người dân". Ông cũng gọi đảng FN là đảng "chống lại nước Pháp".
Theo một cuộc thăm dò dư luận do hãng Kantar Sofres-OnePoint tiến hành công bố ngày 1/5, ứng cử viên Macron sẽ chiến thắng ở vòng hai với tỷ lệ ủng hộ là 59% so với 41% cho bà Le Pen. Tỷ lệ này đã thu hẹp chút đỉnh so với tương quan 61% - 39% tại cuộc khảo sát gần đây nhất./.
>>> Bầu cử Tổng thống Pháp: Ứng cử viên Le Pen liên minh với đảng "Nước Pháp đứng lên"
>>> Chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp ứng cử viên Macron bị tin tặc tấn công
- Từ khóa :
- pháp
- ngày quốc tế lao động
- tổng thống pháp
- bầu cử pháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp rời khỏi khu vực đồng euro: Được hay mất? (Phần 1)
05:30' - 01/05/2017
Việc Pháp từ bỏ đồng euro có thực sự đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế lớn thứ 2 Liên minh châu Âu này như lập trường của ứng cử viên Tổng thống Marine Le Pen.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp: Ứng cử viên Le Pen liên minh với đảng "Nước Pháp đứng lên"
08:49' - 30/04/2017
Bà Le Pen nhấn mạnh đảng "Nước Pháp đứng lên" và đảng Mặt trận Dân tộc (FN) có chung quan điểm hàng đầu là "bảo vệ lợi ích cao nhất của đất nước và người dân Pháp".
-
Kinh tế Thế giới
EP cáo buộc ứng cử viên Marine Le Pen tiêu tốn 5 triệu euro cho các công việc khống
08:09' - 28/04/2017
Con số thực tế mà bà Le Pen tiêu tốn là 4,9 triệu euro, gấp hơn 2 lần so với con số 1,9 triệu euro ước tính ban đầu.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á thăng hoa khi có kết quả vòng một bầu cử Tổng thống Pháp
16:36' - 24/04/2017
Đồng euro và phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á đi lên phiên giao dịch 24/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.