Châu Âu cần làm gì để thu hút nhân tài?
EU có thể làm tốt hơn trong cuộc chiến giành nhân tài khi trong tổng số người lao động nước ngoài chất lượng cao, chỉ có 31% đến làm việc trong Liên minh châu Âu (EU), trong khi số này lên đến 57% ở Bắc Mỹ.
Trong báo cáo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao của châu Âu chưa thoả đáng.
Nhìn chung, cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn đến một sự suy giảm về số lượng lao động nhập cư hàng năm tại EU, từ hơn nửa triệu người trong năm 2008 xuống 250.000 năm 2012. Trong khi dòng chảy lao động luôn ổn định ở các nước phát triển khác.
Đáng chú ý là người nhập cư vào EU ngày càng trẻ hơn và chất lượng thấp hơn. Trong tổng số lao động có trình độ cao đến từ các nước ngoài OECD, EU thu hút 31% và chỉ bằng hơn một nửa (57%) so với Bắc Mỹ.
Australia, Canada và New Zealand đang là điểm đến ưa thích của người lao động trình độ cao. Các nước này đã đưa ra các chương trình đặc biệt về nhập cư kinh tế chọn lọc. Trong khuôn khổ chương trình, Canada và Australia ghi nhận 60.000 đơn xin nhập cư, so với 80.000 của tất cả các nước thành viên EU.
Một trong những khó khăn là châu Âu không giữ chân du học sinh nước ngoài. Học sinh đến học châu Âu rất đông, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số họ - từ 16% đến 30% - ở lại sau khi tốt nghiệp. OECD đánh giá những nhân tài này rất quan trọng để xây dựng tương lai châu Âu.
Giám đốc phụ trách việc làm và các vấn đề xã hội OECD, Stefano Scarpetta nhấn mạnh sự cạnh tranh dài hạn của EU cũng như khả năng phát triển mạnh và bền vững đang bị đe dọa.
Người nhập cư có trình độ cao có thể đóng một vai trò quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động, kích thích sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng sản suất.
Việc thu hút nhân tài còn quan trọng hơn, khi châu Âu đang phải đối mặt với một sự suy giảm về nhân khẩu, do dân số ngày một già hóa và tỷ lệ sinh thấp ở nhiều nước EU.
Theo các chuyên gia, sự cấp thiết bây giờ là tái kích hoạt các chính sách di trú để làm cho châu Âu hấp dẫn hơn. Hệ thống Thẻ Lam EU (Blue-Card-Ready), tương đương với Thẻ xanh của Mỹ (Green Card), nên được mở rộng, ví dụ bằng cách hạ thấp ngưỡng lương, đặc biệt là đối với những người trẻ.
Thực tế hiện nay để một người nước ngoài được cấp “chìa khoá thần kỳ” châu Âu này là rất khó khăn. Năm 2014, chỉ có 10.000 lượt người có đủ điều kiện để xét cấp thẻ xanh và chỉ một nửa số đó được cấp.
Báo cáo cũng khuyến nghị EU đưa ra các chính sách mềm dẻo hơn về nhập cư lao động, như việc tạo thuận lợi trong việc cấp giấy phép lao động cho những sinh viên đã tốt nghiệp. Tác giả của báo cáo cũng đề nghị đơn giản hóa việc công nhận bằng cấp nước ngoài.
Báo cáo nhấn mạnh một “nền tảng chung” của cả khối EU phục vụ cho việc xin di cư lao động sẽ là một biện pháp được hoan nghênh.
Cuối cùng, cần phải xúc tiến thúc đẩy thị trường lao động chung. Điều này tạo nên sự lưu thông lao động giữa các quốc gia và tạo ra một hình ảnh chiến lược khác. Nó không còn là xúc tiến quảng bá thị trường lao động riêng lẻ của Pháp, Đức hay Tây Ban Nha mà ở đây là quảng bá thị trường châu Âu như một thị trường lao động chung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit sẽ khiến đàm phán về hạn chế người nhập cư đổ vỡ
16:51' - 07/06/2016
Theo Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter, nỗ lực của Thụy Sĩ nhằm thuyết phục Liên minh châu Âu (EU) cho phép nước này hạn chế người nhập cư từ EU có thể đổ vỡ.
-
Kinh tế Thế giới
Người nhập cư châu Âu làm việc tại Anh tăng kỷ lục
07:54' - 20/05/2016
Số liệu về lực lượng lao động do Cơ quan Thống kê quốc gia Anh cho thấy trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3/2016, số lao động nhập cư từ các nước Liên minh châu Âu làm việc tại Anh tăng 224.000 người
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia khuyến khích ASEAN bảo vệ lao động nhập cư
16:59' - 02/03/2016
Chính phủ Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục khuyến khích các nước thành viên ASEAN xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhượng bộ yêu cầu của Anh về hạn chế phúc lợi lao động nhập cư
07:52' - 03/02/2016
Anh có thể đề nghị Liên minh châu Âu (EU) thực hiện giải pháp hạn chế phúc lợi đối với lao động nhập cư từ các nước thành viên EU.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hy vọng lao động nhập cư mua nhà đô thị nhằm giải tỏa áp lực kinh tế
15:38' - 06/01/2016
Chính phủ Trung Quốc hy vọng qua việc đó có thể giảm bớt áp lực lên ngành bất động sản, bởi 15% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuất phát từ ngành bất động sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16'
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49'
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17'
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.