Chủ nghĩa bảo hộ Mỹ - "Cú sốc lớn" cho kinh tế Canada?
Phát biểu trên của ông Poloz được đưa ra trong cuộc làm việc với Ủy ban Thường vụ Thượng viện về ngân hàng, thương mại và mậu dịch. Đây là lần đầu tiên ông Poloz đề cập trực diện mối đe dọa từ chiều hướng bảo hộ mới ở quốc gia láng giềng phía Nam.
Theo Thống đốc Poloz, sự thay đổi và thiếu chắc chắn trong chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trở ngại lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp Canada, nhất là trong quá trình phục hồi kinh tế của đất nước này.
Ông nói chính sách thương mại của Mỹ, mà cho đến nay chưa thể tiên đoán, chắc chắn “sẽ gây tác động tiêu cực” đến kinh tế Canada, thậm chí có thể là một “cú sốc lớn”. “Điều này rất, rất quan trọng với Canada. Tôi có thể nói rằng chủ nghĩa bảo hộ là mối đe dọa số một”, Thống đốc Poloz tỏ ý quan ngại.
Ông Poloz đưa ra nhận định trên sau khi BoC vừa công bố Báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý, trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2017 từ 2,1% lên 2,6%, dựa trên các chỉ số kinh tế tích cực trong ba tháng đầu năm, dù vẫn tỏ ra thận trọng về triển vọng tăng trưởng trong tương lai.
Báo cáo của BoC còn chỉ rõ một trong những rủi ro chính đối với triển vọng kinh tế của Canada là mối đe dọa từ các chính sách thương mại mới của Mỹ nhằm hạn chế Canada tiếp cận thị trường này, trong đó có việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn là nền tảng của liên kết thương mại khu vực trong hơn hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, do chưa rõ ràng về những hành động mà Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng nên BoC chưa thể lượng hóa tác động tiềm ẩn đối với nền kinh tế.
“Chúng tôi thực sự không biết chính sách (bảo hộ) nào sẽ được lựa chọn. Chúng tôi cũng không biết (chính sách đó) sẽ được áp dụng vào thời gian nào, cũng như quy mô của các chính sách này”, Phó Thống đốc BoC Carolyn Wilkins phát biểu tại cuộc họp với Ủy ban chuyên trách Thượng viện, sau khi cho biết Mỹ đang xem xét hàng loạt biện pháp bảo hộ khác nhau liên quan đến nhiều đối tác thương mại.
Cũng trong buổi làm việc, Thống đốc Poloz cảnh báo chính cảm giác không chắc chắn này đang kìm chân các doanh nghiệp Canada quyết định mở rộng đầu tư. “Khi chúng tôi đối thoại với các doanh nghiệp…, họ chủ yếu chỉ quan tâm đến những tác động có thể đến từ Mỹ và tương lai của NAFTA”, ông cho biết.
Theo ông Poloz, trạng thái không chắc chắn rất nguy hiểm vì ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ không làm gì, thì tâm lý lo ngại và bất an sẽ khiến các doanh nghiệp không muốn đầu tư và gây tác động lâu dài cho nền kinh tế.
“Nó đang làm chậm tốc độ tăng việc làm ở những lĩnh vực mới đáng ra cần được mở rộng. Đầu tư có thể cao hơn đáng kể nếu như tâm lý này được giải tỏa bằng cách này hay cách khác”, Thống đốc Poloz chia sẻ.


Liên quan đến hàng loạt động thái của Chính phủ Thủ tướng Justin Trudeau đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian vừa qua, nhất là việc ủng hộ vụ không kích chớp nhoáng vào Syria hôm 7/4, trong mục Quan điểm chính trị của báo National Post (một tờ báo uy tín của Canada) nhận định khoảng một nửa sô dân Canada nghĩ rằng Thủ tướng Justin Trudeau không ứng phó tốt với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bài báo đăng tải kết quả thăm dò dư luận do Viện Broadbent tiến hành hồi tuần trước, cho biết phần lớn người dân Canada không hài lòng với các ý tưởng chính sách có thể khiến Canada nương theo các chính sách của Tổng thống Mỹ Trump.
Đáng chú ý là khoảng 75% cho biết có cảm giác “bi quan và lo lắng” về nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Mỹ, chỉ có 15% người Canada nghĩ rằng ông Trump đang làm tốt hoặc xuất sắc vai trò của mình đối với những vấn đề “ảnh hưởng tới Canada và cộng đồng quốc tế”.
Chỉ có 49% người Canada được khảo sát nghĩ rằng Thủ tướng Trudeau làm tốt vai trò của mình khi ứng phó với Tổng thống Trump, trong khi số còn lại cho rằng Thủ tướng Trudeau chỉ đạt kết quả “tạm được”, “kém” hoặc “tệ hại”.
Tuy nhiên, khoảng 60% cho biết họ tin tưởng rằng Chính phủ Canada có thể đại diện một cách hữu hiệu cho các lợi ích của Canada trong những quan hệ tương lai với chính quyền Trump, nếu có chính sách độc lập với ông Trump.
Về quan hệ thương mại, tuy ông Trump đề xuất giảm mạnh thuế doanh nghiệp, nhưng có tới 65% người Canada phản đối giảm thuế doanh nghiệp, 34% trong số đó phản đối “kịch liệt”. Ngược lại, có tỷ lệ ủng hộ rất cao đối với những chính sách được xem là giúp chống tình trạng bất bình đẳng kinh tế.
Có tới 84% số người được hỏi ủng hộ xóa bỏ các lỗ hổng về thuế doanh nghiệp, 81% muốn có một khung thuế mới cho những người có thu nhập cao và 65% muốn tăng thuế doanh nghiệp lên trở lại mức trước năm 2008.
Chỉ có vấn đề nhập cư là người dân Canada có quan điểm gần với chính sách của Tổng thống Trump. Phần lớn người dân Canada mong muốn chính phủ nước này thắt chặt chính sách nhập cư và chỉ có 15% muốn tăng chỉ tiêu di dân; 33% muốn giảm số di dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada lo ngại về NAFTA và thuế biên giới
10:10' - 19/04/2017
Ba bộ trưởng của Chính phủ Justin Trudeau sẽ đến Mỹ trong tuần này để vận động giới lãnh đạo và các nhà lập pháp Mỹ về tầm quan trọng của duy trì thương mại tự do giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Canada muốn duy trì thương mại tự do với Mỹ
11:41' - 11/04/2017
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hứa hẹn sẽ giải thích cho chính quyền Tổng thống Trump về tầm quan trọng của thương mại tự do giữa Canada và Mỹ, đặc biệt là vấn đề việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Hàng triệu người mất việc làm khi áp dụng công nghệ
14:18' - 21/03/2017
Nền kinh tế Canada sẽ mất đến 7,5 triệu việc làm do sự phát triển của tự động hoá và trí tuệ nhân tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.