Kinh tế Đức trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại do thiếu lao động
Trong năm 2017, nền kinh tế Đức tiếp tục phát triển bùng nổ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều khởi sắc và sự tăng trưởng đã đạt được theo chiều rộng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), động lực cho sự tăng tưởng mạnh mẽ của nền kinh tế hàng đầu châu Âu là nhu cầu tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất khẩu tăng mạnh, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua và rủi ro toàn cầu của các công ty trong các ngành chế tạo và chế biến giảm.
Mới đây nhất, ngày 15/12, Bundesbank đã nâng đáng kể dự báo tăng trưởng đối với nền hàng đầu châu Âu này lên 2,6% trong năm 2017 và 2,5% trong năm 2018. Tuy nhiên, Bundesbank cũng cảnh báo đà tăng trưởng này sẽ chậm lại trong những năm tiếp theo do tình trạng thiếu hụt lao động.Trước đó, ngày 13/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Đức lên 2,2% trong hai năm 2017 và năm 2018. Cả Bundesbank và DIW đều cùng dự báo kinh tế Đức sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2019, ở mức 1,6-1,9%.
Theo báo cáo của DIW, ở trong nước, các ngành sản xuất đang chạy với công suất cao, giá hàng hóa và tiền lương người lao động tăng lên đáng kể nhưng không có dấu hiệu phát triển quá nóng. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của Đức là 5,7% và sẽ còn giảm xuống 5,2% vào năm 2019.Thị trường lao động có nhiều điều kiện thuận lợi trong thời gian dài, nhưng mức lương mới chỉ tăng nhẹ trong thời gian gầy đây. Tỷ lệ lạm phát năm 2017 ở mức 1,7%, cao hơn đáng kể so với năm ngoái.
Trong những năm tiếp theo, DIW dự báo xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Đức sẽ giảm, động lực của thị trường lao động cũng sẽ chậm lại, với số việc làm được tạo ra giảm từ 650.000 vào năm 2017 xuống dưới 300.000 vào năm 2019.Do đó, thu nhập hộ gia đình sẽ không tăng mạnh như năm 2017 và hai năm trước đó, tiêu dùng cá nhân sẽ dần yếu đi.
Tuy nhiên, chính sách tài chính thích hợp có thể duy trì đà tăng trưởng tốt hơn dự báo. Thặng dư ngân sách của Đức sẽ đạt 47 tỷ euro trong năm 2017 và sẽ tăng lên 54 tỷ euro vào năm 2019.Tuy nhiên, phần lớn thặng dư có được là nhờ tình hình kinh tế thuận lợi và khu vực công hiện đang hưởng lợi từ lãi suất thấp bất thường. Khi chính sách tiền tệ được bình thường hoá, các khoản tiết kiệm gắn với lãi suất thấp sẽ dần dần giảm xuống.
Theo DIW, xét về nhiều khía cạnh, chính sách kinh tế của Mỹ vẫn còn mơ hồ. Nếu Mỹ chấm dứt các hiệp định thương mại, các nhà xuất khẩu Đức cũng sẽ bị tác động tiêu cực, một kịch bản mà dự báo hiện tại không xem xét. Việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) chưa làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế Đức. DIW đưa ra giả định, Brexit sẽ bị huỷ bỏ hoặc một hiệp ước đạt được sẽ tạo ra một môi trường cho thương mại và đầu tư tương tự như trước, nhưng nếu một thỏa thuận như vậy không đạt được, Brexit có thể làm suy yếu các nền kinh tế châu Âu và Đức nhiều hơn dự báo. Và rủi ro khác cũng có thể nảy sinh từ tình hình kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro. Việc tăng lãi suất nhanh hơn dự báo có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của khối ngân hàng ở nhiều quốc gia. Điều này sẽ làm suy yếu đáng kể các nền kinh tế châu Âu và Đức.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp, Đức nêu thời hạn đề xuất cải cách Eurozone
21:53' - 15/12/2017
Pháp và Đức đã nhất trí sẽ đưa ra đề xuất chung về cải cách Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào tháng 3/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Tình báo Đức cảnh báo tin tặc Trung Quốc gia tăng các vụ tấn công mạng
13:21' - 11/12/2017
Cơ quan tình báo nội địa liên bang Đức, ngày 10/12 đã lên tiếng cảnh bảo việc Trung Quốc được cho đang sử dụng các mạng xã hội để khai thác các nguồn thông tin từ các nghị sĩ và quan chức.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu của Đức vượt xuất khẩu
17:43' - 08/12/2017
Số liệu sơ bộ cho thấy giá trị nhập khẩu trong tháng Mười của Đức vượt kim ngạch xuất khẩu, qua đó làm giảm mức thặng dư thương mại khổng lồ vốn thường bị chỉ trích của nước này.
-
Chuyển động DN
Hình thành liên doanh năng lượng Đức-Nga trị giá hơn 10 tỷ euro
17:19' - 08/12/2017
Tập đoàn hóa chất BASF của Đức đã đồng ý hợp nhất công ty con Wintershall chuyên về lĩnh vực dầu khí của mình với công ty năng lượng DEA của tỉ phú người Nga Mikhail Fridman.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này