Kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức toàn cầu
Tân Hoa Xã vừa đã có bài phân tích nhận định châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động nhất về kinh tế và là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu trong gần một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức toàn cầu nhằm duy trì đà tăng trưởng của khu vực.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là thúc đẩy tự do thương mại trong bối cảnh đang nổi lên những quan điểm chống toàn cầu hóa và chống bảo hộ thương mại.
Tác giả của bài viết trên dẫn kết quả cuộc khảo sát hàng năm của Hiệp hội Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) cho thấy chủ nghĩa bảo hộ gia tăng được coi là "nguy cơ hàng đầu đối với sự tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Bởi vậy, việc hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương cần được đặt là trọng tâm.
Theo bài viết, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có thể giải quyết những hoài nghi về các lợi ích của toàn cầu hóa bằng cách bổ sung vào hoạt động thương mại một cơ chế thiết thực dành cho các chính sách xã hội như giáo dục, mạng lưới an sinh xã hội và thị trường lao động.
Thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế thành viên APEC, và khái niệm FTAAP ngày càng được chấp nhận như một mô hình lý tưởng để thúc đẩy thương mại toàn cầu và hội nhập khu vực.
Trên thực tế, FTAAP không phải là một ý tưởng mới. Kế hoạch này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2004 và được đưa vào bản tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC năm 2006.
Trong cuộc họp APEC năm 2014 tại Bắc Kinh, các nền kinh tế thành viên APEC đã đẩy mạnh tiến trình FTAAP và phác thảo lộ trình cho khu vực này.
Với việc kết nạp 21 nền kinh tế APEC thông qua việc tự do hóa thương mại và đầu tư, FTAAP, ngay khi được thiết lập, sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 40% dân số thế giới, một nửa nền thương mại toàn cầu và 60% thương mại thế giới.
PECC cho rằng FTAAP là một lựa chọn chiến lược cho sự thịnh vượng lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giúp đảm bảo về thể chế cho nền kinh tế mở của khu vực.
So với các kế hoạch khác để hình thành một cơ chế thương mại tự do khu vực, FTAAP nhấn mạnh vào tính toàn vẹn, tìm kiếm sự hội nhập khu vực lớn hơn và có thể mở ra tiềm năng to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự phân bố giàu nghèo một cách cân bằng.
Ngoài ra, với quan điểm về tiềm năng rộng lớn của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy thương mại và tăng trưởng toàn cầu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các đối tác thương mại đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng thúc đẩy các cuộc đàm phán về một thỏa thuận RCEP "hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi".
10 nhà lãnh đạo ASEAN và 6 nước đối tác thương mại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã tái khẳng định cam kết hoàn tất gói thương mại khu vực với sự có mặt của 16 quốc gia vào năm tới.
Tại hội nghị cấp cao RCEP đầu tiên bên lề hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Manila vào tháng 11 vừa qua, 16 nhà lãnh đạo RCEP đã thảo luận về hướng đi cho các cuộc đàm phán RCEP.
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo RCEP kêu gọi các bộ trưởng và các nhà đàm phán tăng cường các nỗ lực vào năm 2018 nhằm giúp các cuộc đàm phán RCEP đạt được kết quả.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, chủ trì hội nghị thượng đỉnh RCEP, cho biết RCEP là một thỏa thuận thương mại có thể mở ra những tiềm năng mới và định hình các quy tắc mới trong trò chơi trật tự thương mại quốc tế.
Theo số liệu của ASEAN, 16 quốc gia tham gia RCEP chiếm gần một nửa dân số thế giới, 31,6% sản lượng toàn cầu, 28,5% thương mại toàn cầu và 1/5 dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu vào năm 2016.
RCEP, được khởi động vào tháng 11/2012, "tập trung vào việc làm hài hòa các quy tắc và quy định trong khu vực".
Theo ông Jayant Menon, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc hội tụ các quy định như vậy sẽ làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh trong khu vực.
Ông cho rằng bước tiếp theo sau khi RCEP được thiết lập sẽ là mở rộng thỏa thuận này hướng tới hội nhập kinh tế khu vực thông qua FTAAP mà bao gồm tất cả 21 nền kinh tế APEC.
Ông Menon nhận định FTAAP là đề xuất duy nhất mà có thể bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc./.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vị thế của EU khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu
06:30' - 13/12/2017
Trong bài viết gần đây, phóng viên Frank Sieren của Hãng truyền hình Đức (DW) đã phân tích về thách thức đối với EU từ việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước khu vực Trung và Đông Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Nhật Bản đưa đậm về APEC Việt Nam 2017
15:16' - 09/11/2017
Sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 chính thức bắt đầu tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam từ đầu tuần này đã trở thành một chủ đề quốc tế quan trọng của báo chí Nhật Bản trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu
17:11' - 08/11/2017
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên tại một số nền kinh tế phương Tây, châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở Châu Á -Thái Bình Dương
16:14' - 27/10/2017
GS. Toshiro Nashizawa, Trường chính sách công, Đại học Tokyo cho biết, Việt Nam có quá trình phát triển năng động, hướng tới phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.