Danh sách áp thuế của Mỹ và Trung Quốc "bỏ qua" nhiều sản phẩm then chốt
Trong bất đồng thương mại ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, những mặt hàng không được đưa vào danh sách áp thuế trừng phạt của Mỹ và Trung Quốc có thể hé lộ giới hạn trong các động thái trả đũa của hai bên, hoặc những mặt hàng mà hai “ông lớn” này có thể dùng để “mặc cả” tại các cuộc đàm phán trong tương lai.
Năm 2017, người Mỹ chi gần 96 tỷ USD cho các sản phẩm điện thoại di động và máy tính nhập khẩu từ Trung Quốc, cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác, nhưng các sản phẩm này tuyệt nhiên không hề có tên trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và chính quyền của Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25%.Ngược lại, Trung Quốc chi khoảng 1 tỷ USD/năm để nhập khẩu các loại da động vật từ Mỹ để sản xuất giày dép và nội thất ô tô, nhưng Bắc Kinh cũng không đưa chúng vào danh sách thuế trả đũa của mình.
Có thể thấy rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều không nhắm vào các mặt hàng khó có thể nhập khẩu được từ nơi khác. Trung Quốc đưa đậu tương Mỹ vào danh sách vì nước này có thể dễ dàng nhập khẩu mặt hàng này từ các nước khác như Brazil, nhưng chất lượng da động vật của quốc gia Nam Mỹ này lại không tốt như của Mỹ.
Tương tự, Trung Quốc đưa máy bay cỡ nhỏ vào danh sách các mặt hàng có khả năng chịu thuế trả đũa Mỹ, nhưng lại “cho qua” máy bay Boeing 747 và các loại máy bay cỡ lớn khác của Mỹ. Lý do là máy bay do Trung Quốc sản xuất không thể bằng máy bay nước ngoài, và các hàng hàng không của nước này sẽ khó có thể tìm được các loại máy bay thay thế.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn có thể sử dụng máy bay cỡ lớn làm lợi thế thương lượng trong các cuộc đàm phán sau này. Ngược lại, 70% máy tính xách tay tại thị trường Mỹ là từ Trung Quốc, và Washington khó có thể tìm được nhà cung cấp thay thế nào khác.
Trong một số trường hợp, nhiều sản phẩm không có tên trong danh sách thuế vì chúng không tạo ra sự khác biệt đáng kể. Trung Quốc nhằm vào rượu whiskey và rượu vang của Mỹ, chứ không phải bia, vì Mỹ xuất khẩu khá ít bia. Mỹ cũng không “đếm xỉa” đến lượng da động vật ít ỏi nhập khẩu từ Trung Quốc mà chỉ nhắm đến các máy móc dùng để thuộc da và sản xuất giày. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều lý do khác để xây dựng danh sách thuế của mình, một trong số đó là chính trị. Đậu tương được sản xuất ở các bang ở Trung Tây nước Mỹ như Iowa, vốn là bang đã bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2016, nhưng vị Tổng thống này sẽ không còn được ủng hộ như thế nữa nếu ông khiến kế sinh nhai của họ bị đe dọa.Mới đây, Tổng thống Trump ngày 9/4 cho biết ông sẽ “bù đắp” cho những người nông dân bị ảnh hưởng bởi các mức thuế trả đũa như đề xuất của Trung Quốc.
Trong một diễn biến có liên quan, các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, quan chức chính phủ và các chuyên gia của Mỹ và Trung Quốc sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở New York vào ngày 12/4 tới, nhằm thảo luận về mối quan hệ kinh tế đang biến đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thể giới, xem xét các thách thức và tìm kiếm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có động thái “nhượng bộ” trước Mỹ
19:20' - 10/04/2018
Ngày 10/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết giảm thuế đối với ô tô và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong một sự nhượng bộ có thể nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa mâu thuẫn thương mại với Mỹ ra WTO
17:24' - 10/04/2018
Việc Trung Quốc yêu cầu tham vấn tại WTO đánh dấu bước đầu tiên khởi động một cuộc chiến pháp lý với Mỹ tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại Trung-Mỹ dịu bớt, đẩy giá vàng châu Á đi xuống
16:33' - 10/04/2018
Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 10/4, sau khi những lo ngại về tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã phần nào lắng dịu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.