Mỹ tổn thất không kém Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một bản ghi nhớ, áp thuế nhập khẩu đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá tới 60 tỷ USD, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia về thương mại chỉ ra rằng động thái này thể hiện Mỹ vẫn đang quán triệt thực hiện theo chính sách "Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump, mục đích là nhằm duy trì quyền chủ đạo của Mỹ trong phân công lao động quốc tế.
Báo Văn hối (Hong Kong) nhận định rằng xét trên sự hoàn chỉnh của hệ thống công nghiệp Trung Quốc - quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các danh mục công nghiệp trong Bảng phân loại công nghiệp của Liên hợp quốc (LHQ) - một khi hai bên sứt mẻ về vấn đề thương mại, những tổn thất mà Mỹ phải gánh chịu có thể sẽ không nhỏ hơn Trung Quốc.Bạch Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc - cho rằng lần này ông Trump muốn khuấy động cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Thực tế, đó là nâng cấp thực sự của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.Một mặt, quán triệt thực hiện chính sách "Nước Mỹ trước tiên” để làm hài lòng cử tri của ông Trump, mặt khác, lấy mất cân bằng thương mại làm thời cơ, có ý đồ tạo sức ép lên không gian phát triển công nghiệp của Trung Quốc nhằm duy trì quyền chủ đạo của Mỹ trong phân công quốc tế.
Bạch Minh nêu rõ: “Khách quan mà nói, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ phát triển chậm lại. Do đó, Mỹ muốn thông qua việc kiềm chế sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo của Trung Quốc, từ đó nhằm duy trì quyền chủ đạo quốc tế của mình”. Theo Bạch Minh, phạm vi sản phẩm cần áp thuế lần này do Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tiết lộ, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp trong chương trình “Made in China 2025”, thể hiện sự thô bạo, bất chấp đạo lý của Mỹ.Trương Trí Uy - chuyên gia Kinh tế trưởng của Deutsche Bank chi nhánh Trung Quốc - cho rằng hiệu quả thực tế của cuộc chiến thương mại do Mỹ triển khai thực sự sẽ giảm đi đáng kể. Nếu Mỹ mở ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, điều đó sẽ chủ yếu tác động đến các ngành công nghiệp như: sản phẩm điện tử (bao gồm máy tính và điện thoại di động), thiết bị điện, dệt may, đồ gia dụng và xe hơi.Tuy nhiên, sau khi suy xét chi tiết sẽ thấy việc tăng thuế đối với đồ gia dụng, các sản phẩm dệt may và quần áo có thể kéo theo thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước đang phát triển khác; quy mô xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc có hạn; các sản phẩm điện, điện tử hầu hết do các công ty xuyên quốc gia sử dụng linh kiện nhập khẩu để chế tạo.
Chu Dân - cựu phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) - cũng chỉ ra rằng ngay cả khi Trung-Mỹ nổ ra cuộc chiến thương mại, quyền chủ đạo trong đàm phán cũng thuộc về Trung Quốc.Năm sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Mỹ vào Trung Quốc như máy bay, nguyên vật liệu, các sản phẩm nông nghiệp... đều bị tác động chính sách rất lớn. Trong khi đó, 5 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc vào Mỹ như thiết bị ngành công nghiệp chế tạo, thiết bị máy, sản phẩm hóa học đều theo định hướng thị trường. Vì vậy, xét về chính sách, Trung Quốc dễ trả đũa hơn so với Mỹ.
Đối với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, chuyên gia Bạch Minh nhấn mạnh danh sách các sản phẩm áp thuế mà Bộ Thương mại Trung Quốc công bố lần này chủ yếu nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế đối với các sản phẩm nhôm, thép của Trung Quốc, vì vậy chỉ liên quan đến số hàng hóa trị giá 30 tỷ USD.Tiếp sau “cuộc điều tra theo Điều 301” của Mỹ, các biện pháp sẽ mạnh mẽ hơn. Bạch Minh nói: “Chúng ta có thể dựa trên các tiền đề phù hợp với quy tắc liên quan của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) để đáp trả các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Jack Ma: Cuộc chiến thương mại tước đi cơ hội việc làm của chính người Mỹ
07:31' - 11/04/2018
Nhà sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, Jack Ma cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa hai nước có thể ảnh hướng tới cam kết của ông trong việc tạo 1 triệu việc làm tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Rủi ro của Indonesia giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
06:30' - 09/04/2018
Báo Jakarta Post mới đây đăng bài viết với tựa đề “Nguy cơ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Indonesia”, vốn được coi là một tác động rõ rệt của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Đức có thể thiệt hại nặng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu
16:31' - 07/04/2018
Nước Đức sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại toàn cầu, cho dù đang nằm ngoài danh sách bị Mỹ áp thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng nhôm và thép.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tuyên bố không e ngại cuộc chiến thương mại với Mỹ
14:32' - 06/04/2018
Ngày 6/4, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến thương mại với "bất kỳ giá nào" và áp dụng mọi biện pháp toàn diện nếu Mỹ tiếp tục các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể gây thiệt hại cho ngành ô tô
06:30' - 06/04/2018
Nếu bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại lớn thì hoạt động sản xuất ô tô ở hai nước này đều bị ảnh hưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
Không ai được lợi nếu xảy ra cuộc chiến thương mại toàn cầu
12:59' - 04/04/2018
Theo giới phân tích, một cuộc chiến thương mại toàn cầu, nếu xảy ra, sẽ tạo một cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.