Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Nhật Bản
Tại cuộc họp, ông Nakagawa Motohisa, đại diện JETRO cho biết, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính, từng bước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh, làm ăn.
Riêng với doanh nghiệp thực phẩm Nhật Bản, thông qua các cuộc họp, chương trình đối thoại nhiều khó khăn và vướng mắc đã được các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết kịp thời.
Cụ thể, vấn đề lấy mẫu kiểm tra đối với các sản phẩm có trọng lượng dưới 5 kg (sử dụng trong các chương trình giới thiệu sản phẩm hoặc phục vụ nghiên cứu…) đã được xóa bỏ; việc tổ chức các kỳ thi cấp chứng nhận về kiến thức an toàn thực phẩm dành cho người kinh doanh, nhân viên bán hàng thực phẩm đã được tổ chức thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại sản phẩm thực phẩm vẫn còn một số vấn đề, vướng mắc cần được giải quyết triệt để hơn như: thủ tục công bố sản phẩm; quy trình và thời gian kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch động, thực vật… Theo đó, việc thực hiện hồ sơ công bố sản phẩm hợp quy hiện còn khá nhiều vướng mắc, đặc biệt đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.Ngoài kết quả kiểm nghiệm thành phần của thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp thường xuyên được yêu cầu nộp bản kết quả kiểm nghiệm bổ sung, chứng minh xem thành phần sản phẩm có chứa các chất đặc biệt hay không.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, việc kiểm nghiệm thành phần của sản phẩm là cần thiết để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm.Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng yêu cầu kiểm nghiệm, cơ quan chức năng Việt Nam cần xây dựng danh mục các chất đặc biệt bắt buộc thực hiện kiểm nghiệm bổ sung để nâng cao tính minh bạch trong việc thực thi các quy định.
Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vấn đề về công bố tính hợp quy của sản phẩm tại Việt Nam hiện nay đã được giải quyết rất đơn giản theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018, thay thế cho Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2012. Theo đó, ngoài các sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng trong y học, cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và phụ gia thực phẩm phải làm hồ sơ công bố sản phẩm thì các doanh nghiệp hiện nay có thể tự công bố sản phẩm trên website của mình, gửi một bản cho cơ quan quản lý của Việt Nam là có thể đưa sản phẩm ra thị trường và chịu trách nhiệm với thông tin mình đã công bố. Liên quan tới vấn đề tần suất và thời gian kiểm dịch động thực vật, một số doanh nghiệp Nhật Bản phản ánh, hiện nay việc kiểm dịch động thực vật được thực hiện với tất cả các lần nhập khẩu và thời gian lấy mẫu thử các mặt hàng thịt là 7 ngày, mặt hàng rau củ quả là 4 ngày.Theo các doanh nghiệp, việc kiểm dịch là cần thiết nhưng do đặc thù là thực phẩm tươi sống nên việc kéo dài thời gian lấy mẫu thử sẽ khiến thực phẩm bị giảm chất lượng và độ tươi ngon.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu mà còn giảm cơ hội sử dụng thực phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn các cơ quan quản lý Việt Nam xem xét về việc giảm tần suất và rút ngắn thời gian kiểm tra mẫu thử trong phạm vi hợp lý.Theo đó, đối với các doanh nghiệp mới và sản phẩm mới có thể kiểm tra thường thường xuyên và giảm tần suất lấy mẫu thử đối với các doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu một mặt hàng và có lịch sử tuân thủ tốt để cắt giảm chi phí, thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Ông Đào Duy Tám, Cục giám sát quản lý về hải quan, Tổng Cục Hải quan cho biết, cơ quan hải quan nhận được khá nhiều phản ánh về bất cập trong việc lấy mẫu thử nghiệm đối với mặt hàng thực phẩm.Từ trước đến nay, việc lấy mẫu kiểm tra chỉ được thực hiện khi có đủ đại diện của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành và cảng vụ, vì vậy mất khá nhiều thời gian.
Trong thời gian tới, hải quan sẽ không tham gia vào khâu lấy mẫu và áp dụng phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cho phép doanh nghiệp thông quan hàng hóa trước và đưa về khu vực bảo quản ngoài cửa khẩu, sau đó mới tiến hành kiểm tra chuyên ngành.
Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, hiện nay quy định thời gian kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa qua cửa khẩu là không quá 4 giờ, hàng hóa quá sân bay, cảng biển là không quá 10 giờ.Vì vậy, đối với các trường hợp doanh nghiệp bị kéo dài thời gian thông quan, lấy mẫu kiểm nghiệm cần cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị thực hiện để cơ quan quản lý Việt Nam xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
Lãnh đạo các Bộ ngành của Việt Nam khẳng định, ngoài các nội dung đã được pháp luật Việt Nam quy định và thông lệ quốc tế, cơ quan chức năng Việt Nam chỉ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu khi có cảnh báo mất an toàn từ quốc gia xuất khẩu hoặc các tổ chức quốc tế.Việt Nam cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh hiệu quả, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia./.
Xem thêm:>>>Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu JCCI
>>>Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tham gia chỉnh trang, phát triển đô thị Tp. Hồ Chí Minh
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện môi trường làm việc
11:30' - 14/03/2018
Thời gian qua, Dự án WISE đã hỗ trợ xây dựng các tiêu chí để khảo sát người lao động cũng như các phương pháp thực hiện và bộ công cụ triển khai nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản là thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành công nghệ thông tin Việt Nam
08:49' - 14/03/2018
Nhật Bản đang chứng kiến làn sóng mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh vào thị trường của đất nước "Mặt trời mọc".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên
22:11' - 13/03/2018
Tokyo hiện đang nhận thấy cơ hội đạt tiến triển trong giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản trong chiến tranh những năm 1970 và 1980.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên hành động "cụ thể" nhằm phi hạt nhân hóa
11:30' - 13/03/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 13/3 nhấn mạnh Triều Tiên cần có "hành động cụ thể" nhằm phi hạt nhân hóa, trong bổi cảnh Mỹ đã chấp nhận cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khẳng định không từ chức
15:19' - 12/03/2018
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso ngày 12/3 khẳng định rằng ông không có ý định từ chức liên quan tới việc các tài liệu về vụ mua bán một mảnh đất của nhà nước đã bị thay đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.