182 thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo, kể từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP trước đó, đã có 182 thương nhân được Bộ Công Thương cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Đây là bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo nhằm p
hát triển ổn định, bền vững ngành sản xuất, xuất khẩu gạo, nâng cao tính cạnh tranh của thương nhân và sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.
Theo Bộ Công Thương, hiểu được tầm quan trọng của văn bản này, ngày 1/10/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Thông tư số 30/2018/TT-BCT có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của Bộ Công Thương về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Cụ thể như loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh…
Nhận định từ các chuyên gia Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, sau hơn 1 năm thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP với những cải cách, tư duy mới, Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nâng con số thương nhân xuất khẩu gạo lên 182 thương nhân.
Các thương nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang tiếp tục góp phần đưa những “hạt ngọc trời” của Việt Nam với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Mặc dù, trong những năm gần đây, khi nhiều nước nhập khẩu gạo đã có những sự thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo theo hướng thị trường thuộc về người mua, trong hoạt động điều hành xuất khẩu gạo, đối với các đợt thầu G2P (đấu thầu quốc tế cho tất cả các nhà cung cấp các nước tham gia), chủ trương của Bộ Công Thương là cho phép tất cả các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được tham gia và kịp thời công bố thông tin về các đợt đấu thầu của các nước trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam tới các thương nhân.
Trong bối cảnh rủi ro thị trường cao, song song với việc thông tin về các đợt đấu thầu, Bộ Công Thương cũng luôn chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo tới các thương nhân để các thương nhân có quyết định bỏ thầu đúng đắn, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu gạo và uy tín xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chủ trương đa dạng hóa, đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống, mới, tiềm năng và theo từng chủng loại gạo đặc thù.
Điều này đã góp phần giúp các thương nhân Việt Nam tìm kiếm, xây dựng quan hệ giao thương bền vững với các đối tác nước ngoài có uy tín, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, mang tính lâu dài.
Cũng theo các chuyên gia Cục Xuất Nhập khẩu, việc tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác cũng cần phải đi theo hướng lấy tín hiệu thị trường để định hướng quy hoạch và tổ chức sản xuất.
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu là biện pháp giúp ổn định được hoạt động tiêu thụ với giá có lợi cho người nông dân để nâng cao thu nhập.
Nhờ đó, tuy gặp khó khăn ở khu vực châu Á trong năm 2019, gạo Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, góp phần giảm bớt lượng suy giảm từ thị trường truyền thống là châu Á./.
>>> Xuất khẩu gạo của Thái Lan khó khăn vì đồng baht tăng giá
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo: Đối mặt khó khăn
16:35' - 01/11/2019
Sản lượng xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, nhưng kim ngạch lại giảm khá mạnh. Đây là mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải cạnh tranh để thay đổi, phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu gạo 9 tháng: Lượng tăng nhưng giá trị giảm
16:54' - 03/10/2019
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đạt 5,2 triệu tấn với 2,24 tỷ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
-
DN cần biết
Danh sách thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo theo Nghị định 107
17:43' - 12/08/2019
Bộ Công Thương cho biết, đến nay đã có thêm 42 thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bạc Liêu khánh thành tuyến đường Hộ Phòng- Gành Hào
12:47' - 19/05/2022
Sáng 19/5, tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Lễ khánh thành tuyến đường Hộ Phòng- Gành Hào.
-
DN cần biết
Allianz trả 6 tỷ USD tiền bồi thường và tiền phạt vụ gian lận tại Mỹ
11:28' - 19/05/2022
Công ty bảo hiểm khổng lồ Allianz của Đức sẽ trả 6 tỷ USD tiền bồi thường và tiền phạt đối với một vụ gian lận hàng tỷ USD, ảnh hưởng tới các giáo viên, giáo sĩ Mỹ và các nhà đầu tư khác.
-
DN cần biết
Nhật Bản cho phép TEPCO xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển
18:39' - 18/05/2022
Ngày 18/5, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã chấp thuận kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).
-
DN cần biết
Kế hoạch mua Twitter của tỷ phú Elon Musk có thể gặp rủi ro
17:30' - 18/05/2022
Mối quan hệ với Trung Quốc của tỷ phú Elon Musk thông qua vai trò là cổ đông lớn nhất của hãng ô tô điện (EV) Tesla, có thể khiến nỗ lực mua lại mạng xã hội Twitter trở nên phức tạp hơn.
-
DN cần biết
Phát động bình chọn doanh nghiệp dịch vụ du lịch tiêu biểu 2022
15:32' - 18/05/2022
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh, Chuyên đề II: “Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững”, Ban tổ chức đã phát động cuộc bình chọn doanh nghiệp dịch vụ du lịch tiêu biểu 2022.
-
DN cần biết
Chuyển đổi số mang lại cơ hội cho ngành du lịch phát triển bền vững
14:55' - 18/05/2022
Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh, Chuyên đề II: “Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững”, diễn ra ngày 18/5 do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
-
DN cần biết
Tập đoàn VNPT và Công ty Cisco hợp tác chuyển đổi số cho doanh nghiệp
12:46' - 18/05/2022
Tập đoàn VNPT và Công ty Cisco vừa ký kết hợp tác thiết kế và đưa ra thị trường gói giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, phù hợp đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Chủ động tránh thiệt hại từ điều tra phòng vệ thương mại
11:51' - 18/05/2022
Doanh nghiệp cần chủ động theo dõi danh sách cảnh báo mặt hàng có nguy cơ bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương cập nhật định kỳ để xây dựng kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu phù hợp
-
DN cần biết
Hãng giày Geox đình chỉ đầu tư trực tiếp mới vào Nga
07:30' - 18/05/2022
Nhà sản xuất giày Geox của Italy cho biết đã tạm dừng các khoản đầu tư trực tiếp mới vào Nga, như tiếp thị, truyền thông và mở các cửa hàng mới.