47 năm thống nhất đất nước: Dấu mốc huy hoàng và sức mạnh quân dân
Hôm nay, đất nước đón mừng kỷ niệm ngày non sông Thống nhất. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt 21 năm chiến tranh, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối và đất nước bước vào kỷ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh chính nghĩa đã thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi tầng lớp, mọi giới, mọi thành phần dân tộc với một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi: "Không có gì quý hơn độc lập tự do".
Trong cuộc chiến đó, sự gắn bó máu thịt giữa quân với dân- nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy, không ngừng vun đắp, tạo thành một sức mạnh tổng hợp to lớn để chống lại một đội quân xâm lược nhà nghề có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự vượt trội.
Ở miền Bắc, các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện sức người, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho chiến trường miền Nam với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”...Trên chiến trường miền Nam, mặc dù ngụy quân, ngụy quyền và đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn chia rẽ nhân dân với bộ đội, du kích nhưng mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó. Hàng nghìn, hàng vạn người mẹ, người chị không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh tính mạng để nuôi giấu bộ đội.
Một trong những hình ảnh sáng ngời về tình đoàn kết quân dân chính là xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình- nơi có nhiều đơn vị đóng quân, hành quân đi qua. Thời điểm cao nhất, toàn xã có khoảng 2.000 cán bộ, chiến sỹ đóng quân. Ngày đó, ở địa phương này, nhà nhà đều nuôi quân. Nhà nuôi nhiều nhất có gần 10 người, nhà nuôi ít cũng phải hai người. Có nhiều hộ nhường nơi ăn ở cho bộ đội, nhất là lực lượng chiến đấu từ chiến trường miền Nam trở ra. Nhiều chiến sỹ bị sốt nặng, được các mẹ, các chị thăm hỏi, chăm lo như con em trong nhà. Tình quân dân gắn bó, keo sơn như anh em ruột thịt! Phát hiện điều này, giặc Mỹ đã huy động máy bay bắn phá ác liệt. Không chịu khuất phục, quân và dân nơi đây đã anh dũng vừa chiến đấu, vừa sản xuất, nuôi quân, chi viện cho chiến trường miền Nam và lập nhiều chiến công xuất sắc. Quân và dân xã Dương Thủy đã vinh dự được Bác Hồ viết thư khen ngợi…Sống trong lòng nhân dân, được nhân dân che chở, giúp đỡ, nuôi dưỡng, quân đội ta đã phát huy truyền thống “Trung với nước, hiếu với dân”. “Bộ đội Cụ Hồ” đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường với ý chí quyết chiến, quyết thắng, bảo vệ nhân dân trong từng trận chống lấn chiếm, càn quét, đánh bại các chiến dịch quy mô lớn của địch, giữ vững vùng giải phóng để làm nền tảng, cơ sở đưa tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần quyết chiến và toàn thắng đã giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn vào 11 giờ 30 phút trưa 30 tháng 4 năm 1975.
Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975 nói riêng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Non sông hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên chặng đường không kém phần gian nan đó, cả dân tộc với nền tảng là sự đoàn kết quân dân, vừa băng bó các vết thương chiến tranh vừa phải chiến đấu để bảo vệ, giữ vững từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc. Rồi luồng gió đổi mới năm 1986 đã giúp đất nước dần vượt qua những khó khăn, từng bước vươn lên, dựng xây và phát triển. Trong bối cảnh đó, Quân đội lại giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, là lực lượng nòng cốt tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh để nhân dân ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. Hình ảnh người “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, hình ảnh các chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng đồng hành, sát cánh cùng đồng bào, ngư dân... đã góp phần làm cho nhân dân tin tưởng vào “Bộ đội Cụ Hồ”, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đảng - Dân, quân với dân gắn bó keo sơn. Còn các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới hải đảo”, “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”... với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả đã khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.Đặc biệt, hai năm qua trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19, sự đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu và nhân dân là điểm tựa tinh thần, vật chất; là cội nguồn sức mạnh để Quân đội ta trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù càng thể hiện rõ nét. Những “chiến sĩ áo trắng” đến từ các bệnh viện quân đội và học viện quân y thực sự là những chiến binh luôn xung kích trên tuyến đầu, ở những điểm nóng nhất về chống dịch. Bất kể ngày đêm, quên ăn, quên ngủ, họ vào trận đảm nhiệm mọi công việc từ lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, đến thiết lập, quản lý và phục vụ trong các khu cách ly; đảm bảo công tác vệ sinh khử trùng, khử khuẩn tại các điểm nóng về dịch bệnh...
Những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ; những khuôn mặt hằn sâu vết khẩu trang và thiết bị bảo hộ; những thân hình trong bộ đồ chống dịch ướt đẫm mồ hôi bởi cái nắng nóng 39-40 độ; những bước chân loạng choạng, ngất xỉu vì kiệt sức… chính là hiện thân của tinh thần xả thân, tận tâm, tận tụy, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hy sinh bản thân vì nhiệm vụ kiềm chế, ngăn chặn đại dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội, đặc biệt là các “chiến sĩ áo trắng”. Thêm một lần nữa truyền thống, sức mạnh của tinh thần đoàn kết quân dân đã được khẳng định và phát huy. Và những thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID-19 chính là sản phẩm kết tinh sức mạnh đoàn kết quân - dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. 47 năm non sông một dải. Từ Lũng Cú, Hà Giang- chóp nón cực Bắc, qua Hiền Lương, Quảng Trị- khúc ruột miền Trung đến Cà Mau- điểm cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc, thấy đất nước một dải đỏ cờ bay. Tự hào trước dấu mốc huy hoàng in vào lịch sử dân tộc, càng cảm nhận và thấy rõ hơn nguồn sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân với nền tảng là mối quan hệ gắn bó máu thịt quân – dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguồn sức mạnh ấy, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Một dân tộc luôn biết cách phát huy sức mạnh đại đoàn kết như thế, thì chắc chắn dân tộc ấy sẽ bách chiến, bách thắng!”./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với bão USAGI gần biển Đông
21:45' - 14/11/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện các địa phương, bộ ngành liên quan về việc ứng phó với bão USAGI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
20:33' - 14/11/2024
Khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công
20:32' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
20:10' - 14/11/2024
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội là tính hành động
19:27' - 14/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội lần này là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai nước Việt – Trung cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh
17:54' - 14/11/2024
Chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Hoa) ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh xảy ra sự cố, chậm trễ trong hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
17:27' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát tại Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024
16:33' - 14/11/2024
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng nằm trong top 6 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước
15:53' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 11/2024.