80% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19
Nhìn nhận lại những khó khăn, thách thức trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đó là quãng thời gian kinh hoàng và là cú sốc bất lợi nhất trong hơn một thế kỷ đối với nền kinh tế toàn cầu; trong đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Xét một cách toàn diện, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.
Theo kết quả khảo sát do VCCI và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cuối năm 2020, có hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19 và hơn 72% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu...
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chưa từng có tiền lệ ấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt đã chứng tỏ khả năng thích ứng, sức chống chịu phi thường trước những cú sốc, khủng hoảng bất định của thị trường.
Theo ông Lộc, thực tiễn cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách để tồn tại, giữ công ăn, việc làm cho người lao động, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn trụ vững khá tốt và tìm được nhiều cơ hội kinh doanh mới…
Nhờ khả năng thích ứng nhanh nhạy và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần giúp nền kinh tế đất nước đạt mức tăng trưởng 2,91% trong năm 2020.
Đây là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới và đưa Việt Nam trở thành một trong những “điểm sáng” trong bức tranh u ám của kinh tế toàn cầu.
Đánh giá về triển vọng của cộng đồng doanh nghiệp Việt trong năm 2021, ông Lộc cho hay, nếu không có sức chống chịu tốt, khả năng linh hoạt ứng phó của các doanh nghiệp Việt thì nền kinh tế đã không có được thành quả đáng tự hào như năm qua.
Bây giờ sự hấp dẫn của Việt Nam không chỉ là vị trí địa chính trị, dân số vàng, thị trường nội địa rộng lớn… mà còn là sức chống chịu, khả năng thích ứng của doanh nghiệp cùng toàn nền kinh tế.
Đặc biệt, sự quan tâm và những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, dù rằng doanh nghiệp Việt vẫn còn đó những khó khăn...
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp lớn và mạnh.
Định hướng chính sách không phải là tăng số lượng mà nâng cấp chất lượng, quy mô, hỗ trợ doanh nghiệp lớn.
Hỗ trợ doanh nghiệp lớn không phải theo kiểu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cầm tay chỉ việc hay tiền bạc, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Điều quan trọng là thể chế, môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, thuận lợi; trong đó, an toàn là yêu cầu hàng đầu.
Cùng với đó, Việt Nam cũng vừa tham gia RCEP - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực nên khi hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam với thuế suất bằng 0 thì hầu hết các doanh nghiệp tư nhân sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực và thách thức lớn. Do vậy, khả năng thích ứng cũng chính là việc phải chuẩn bị với những kế hoạch, phương án.
Theo đó, cần nhanh chóng số hóa, cải cách thể chế để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển; đồng thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và đất đai để đẩy nhanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác cùng phát triển, ông Doanh cho biết thêm./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Xu hướng nào của ngành bán lẻ Việt Nam giữa dịch COVID-19?
18:46' - 16/02/2021
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng xét về mặt dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp trong ngành này đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt sẽ thích ứng với dịch COVID-19
11:50' - 11/02/2021
Dịch COVID-19 được xem là cú sốc bất ngờ nhất đối với kinh tế toàn cầu; trong đó, kinh tế Việt Nam với độ mở lớn và tăng trưởng chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu đã chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.