9 nước EU phản đối cải cách thị trường điện để điều chỉnh giá năng lượng
Thông tin này được đưa ra trước cuộc họp khẩn cấp giữa các Bộ trưởng Năng lượng EU để thảo luận về tình hình tăng giá gần đây.
Trong bối cảnh giá khí đốt và điện của châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục vào mùa Thu, các quốc gia bao gồm Tây Ban Nha và Pháp thúc giục EU phải thiết kế lại các quy tắc thị trường điện của mình. Song chín quốc gia đã “dội gáo nước lạnh” lên những đề xuất đó vào ngày 25/10. Trong một tuyên bố chung, các quốc gia này nói rằng do tình trạng giá tăng đột biến có tác động lên toàn cầu, EU nên hết sức thận trọng trước khi can thiệp vào việc điều chỉnh thị trường năng lượng nội khối. Các nước nhấn mạnh đây sẽ không phải là một biện pháp giúp giảm thiểu giá năng lượng đang tăng cao hiện nay liên quan đến thị trường nhiên liệu hóa thạch. Áo, Đức, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Ireland, Luxembourg, Latvia và Hà Lan đã ký vào tuyên bố trên. Các nước cũng kêu gọi EU thực hiện nhiều biện pháp hơn để tiết kiệm năng lượng và đặt mục tiêu 15% thị trường điện nội khối được hòa mạng vào năm 2030. Trước đó, Tây Ban Nha đã dẫn đầu những lời kêu gọi cải tổ thị trường điện bán buôn để đối phó với giá điện tăng đột biến tại châu Âu. Nước này cho rằng hệ thống hiện thời không hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của khối. Theo hệ thống hiện hành, giá bán buôn điện được thiết lập bởi nhà máy điện cần thiết cuối cùng trong chuỗi để đáp ứng nhu cầu điện năng tổng thể. Các nhà máy khí đốt thường có quyền định giá trong hệ thống này - điều mà Tây Ban Nha cho là không công bằng vì nó dẫn đến việc các nguồn năng lượng tái tạo rẻ được bán với giá tương đương với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch vốn thường đắt hơn. Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ điều tra xem liệu thị trường điện của EU có hoạt động tốt hay không. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy một hệ thống khác sẽ giúp các quốc gia phòng vệ tốt hơn trước tình trạng chi phí năng lượng phi mã. Bộ trưởng Năng lượng của các nước châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày mai để thảo luận về phản ứng của họ đối với tình trạng giá tăng đột biến. Hầu hết các quốc gia đang sử dụng các biện pháp cắt giảm thuế, trợ cấp cùng những chính sách khác để bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng chính phủ các nước EU đang chật vật tìm cách thống nhất về một phản ứng dài hạn hơn cho toàn khối./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Singapore dự định nhập khẩu điện để tăng cường an ninh năng lượng
06:50' - 26/10/2021
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu tới 4 GW điện carbon thấp vào năm 2035.
-
Hàng hoá
Trung Quốc sẽ điều tra vấn đề thao túng giá năng lượng
19:59' - 25/10/2021
Ngày 25/10, Trung Quốc cho biết sẽ điều tra các nhà cung cấp chỉ số giá năng lượng giữa bối cảnh các nhà lãnh đạo nước này nỗ lực kiềm chế tình trạng giá than lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
EU loay hoay giải bài toán năng lượng
14:32' - 23/10/2021
Các nhà lãnh đạo EU đã không đạt được tiến triển đáng chú ý nào khi tiếp tục tìm cách giữ giá năng lượng trong tầm kiểm soát.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC nhấn mạnh lợi thế của năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo
09:27' - 23/10/2021
Trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU hôm 22/10 ở Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Von der Leyen đã nhấn mạnh đến lợi thế của năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu Nga có thể giúp đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng năng lượng?
06:30' - 23/10/2021
Giá khí đốt cao ở châu Âu cho thấy nguồn cung hiện ở mức hạn chế. Tuy nhiên, cần bổ sung khối lượng bao nhiêu để bình ổn thị trường lại là một câu hỏi khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.