ADB dự báo như thế nào về Kinh tế Việt Nam?
Xung quanh vấn đề này, ông Eric Sidgwick – Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã đưa ra các nhận định và đề xuất cụ thể trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
*Phóng viên: Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2019 của ADB cho rằng các nền kinh tế lớn của thế giới là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam đang yếu đi và điều này tạo ra các thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Ông có thể cho biết thêm các nhận định cụ thể về điều này?
*Ông Eric Sidgwick: Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á mới nhất, ADB dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm từ khoảng 2% xuống 1,9% trong năm nay và có thể giảm xuống 1,6% trong năm tới.Trung Quốc được dự báo tăng trưởng chậm lại, với nhịp độ tăng trưởng giảm từ khoảng 6,6% xuống khoảng 6,1%. Đây là những đối tác thương mại lớn chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với nhu cầu được dự báo thấp hơn tại các quốc gia này, hiển nhiên xuất khẩu từ Việt Nam không tránh khỏi bị tác động.
Tuy nhiên, tin tốt là Việt Nam đã ngày càng đa dạng hóa xuất khẩu. Với triển vọng ký kết các thỏa thuận thương mại tự do mới, một trong số đó là với EU, Việt Nam có thể hưởng lợi phần nào từ căng thương mại Mỹ-Trung trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu chậm lại ít nhiều nhưng bù lại là nhu cầu tiêu dùng nội địa khá mạnh, đặc biệt là chi tiêu cá nhân. *Phóng viên: Nguy cơ xảy của một cuộc khủng hoảng chu kỳ 10 năm sau các cuộc khủng hoảng giai đoạn 1997-1998, 2008 đã được nhiều nhà kinh tế học đề cập đến. Theo quan điểm của ADB, viễn cảnh này có thể xảy ra không thưa ông? *Ông Eric Sidgwick: Theo tôi, dự đoán về khủng hoảng luôn khó bởi cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ khác cuộc khủng hoảng trước đó. Tôi cũng không nghĩ nhiều chuyên gia kinh tế tầm cỡ hiện nay cho rằng cuộc khủng hoảng đang nổi rõ. Các vị thế bên ngoài hiện đang mạnh hơn.Ngay cả các vị thế khu vực công cũng mạnh hơn mặc dù tồn tại các lo ngại nợ công của các quốc gia đang gia tăng. Hiện bảng cân đối kế toán của khu vực doanh nghiệp cũng đang trong trạng thái tốt hơn so với một thập niên trước hoặc thậm chí hai thập niên trước.
Dù sao, các nhà hoạch định chính sách có thể hành động để ngăn ngừa khủng hoảng hoặc xử lý khủng hoảng tốt hơn. Điều đầu tiên cần làm là duy trì phân tích thật tốt về những diễn biến của nền kinh tế toàn cầu và những tác động có thể ảnh hưởng đến Việt Nam. Tôi cho rằng Việt Nam đã làm được khá tốt việc phân tích những nguy cơ về khủng hoảng, phản ứng tốt và kịp thời khi khủng hoảng diễn ra. Thứ hai, cần cải thiện cách thức quản lý dự báo. Môi trường chính sách càng được đảm bảo, càng có nhiều không gian để triển khai các biện pháp điều tiết khi cần và gói chính sách càng đáng tin cậy. Kinh nghiệm cho thấy đây thường là một cách hiệu quả giúp làm dịu diễn tiến của một cuộc khủng hoảng. *Phóng viên: Năm 2018, Việt Nam tăng trưởng GDP ở mức 7,08%. Mới đây, ADB dự báo tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020. Vậy dự báo đó được đưa ra dựa trên căn cứ nào thưa ông? *Ông Eric Sidgwick: Theo tôi, 6,8% là một tốc độ tăng trưởng rất tốt. Theo quan sát của ADB, tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, xây dựng, chế tạo, dịch vụ của Việt Nam hiện vận hành tốt và tiếp tục duy trì trong năm 2019. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thu hút tốt đầu tư - yếu tố dẫn dắt tăng trưởng tương lai. Nhìn vào tất cả những khía cạnh khác nhau của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thì theo tôi đây là “câu chuyện” hay. Ngay cả khi tăng trưởng năm 2019, 2020 có thể khiêm tốn hơn so với mức tăng trưởng rất cao của năm 2018 thì đây vẫn là con số rất cao và thể hiện sự bền vững. *Phóng viên: Ông có các khuyến nghị như thế nào để Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định trong trung và dài hạn? *Ông Eric Sidgwick: Theo tôi, tăng trưởng phải mang tính bao hàm, các lợi ích của tăng trưởng cần được chia sẻ rộng rãi; tăng trưởng phải bền vững từ khía cạnh môi trường và cũng từ nội tại của sự tăng trưởng. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam cần có khả năng thích ứng với các thách thức bởi Việt Nam có thể phải đối mặt với các cú sốc khác nhau, bao gồm biến đổi khí hậu, khả năng dễ bị tổn thương về mặt thương mại. Vì vậy, tôi có 6 đề xuất với Chính phủ Việt Nam. Thứ nhất là Chính phủ cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng trong mọi lĩnh vực từ năng lượng, vận tải, phát triển đô thị, chương trình thành phố thông minh đến các chương trình biến đổi khí hậu bởi khu vực đô thị sẽ tạo ra phần lớn tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển hạ tầng không chỉ là số lượng mà phải là chất lượng. Thứ ba là tiếp tục phát triển lĩnh vực tài chính, củng cố hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường vốn, không chỉ thị trường trái phiếu chính phủ đang phát triển mà còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhằm gia tăng cả về chiều sâu và chiều rộng của lĩnh vực tài chính và giúp thêm nhiều bộ phận người dân tiếp cận tài chính. Thứ tư là đối phó với biến đổi khí hậu nhất là khi Việt Nam dễ bị tổn thương. Thứ năm là phát triển kỹ năng con người, đặc biệt là giáo dục đại học, kỹ thuật và dạy nghề. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đổ bộ. Đề xuất cuối cùng là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Vai trò của chính phủ với tư cách là nhà lãnh đạo, nhà cố vấn và nhà cung cấp dịch vụ cần tiếp tục được cải thiện nhằm khuyến khích các hoạt động của doanh nghiệp trong nước, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt quan trọng là chính phủ Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, thực sự là một chính phủ hành động nhằm tạo môi trường thông thoáng giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Theo tôi, tất cả các cải cách này đang diễn ra với các tốc độ khác nhau ở các thời điểm khác nhau nhưng đều là những cải cách rất cần thiết, giúp cải thiện căn bản cơ cấu kinh tế, giúp tăng trưởng không chỉ mạnh hơn, bền vững hơn mà còn có khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn trước các tác động bất lợi. *Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Xem thêm:>>ADB: Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thương mại
>>ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,8% trong năm nay
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế Việt Nam và Triều Tiên đã có những bước tiến
19:11' - 26/02/2019
Các chuyên gia cho rằng, về cơ bản quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Triều Tiên là hai bên có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
17:14' - 25/02/2019
"Đối thoại kinh tế Việt Nam-Nhật Bản", nhằm điểm lại mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua và hướng tới sự phát triển hiệu quả hơn trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam-Argentina
12:16' - 21/02/2019
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Argentina là để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng quy mô đầu tư và kinh doanh tại mỗi nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với các tập đoàn toàn cầu về kinh tế Việt Nam
08:22' - 24/01/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc đối thoại với lãnh đạo gần 40 tập đoàn toàn cầu với nhiều thương hiệu trong top 500 doanh nghiệp toàn cầu và là những đối tác tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Kiến tạo - sức bật mới cho sự phát triển
20:51' - 17/01/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam có thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không nhất thiết phải đánh đổi hay lựa chọn giữa chất lượng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2019
19:50' - 16/01/2019
Theo nghiên cứu kinh tế vĩ mô mới nhất về Việt Nam, lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng ở mức hai con số trong 4 năm trở lại đây và đà tăng này có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.