ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực mới công bố, ADB dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á năm 2021 là 7,1%, giảm 0,2 điểm % so với dự báo đưa ra hồi tháng 4.
ADB cũng nhận định triển vọng phục hồi kinh tế tại khu vực vẫn chưa chắc chắn. ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển tại châu Á dựa trên thực trạng rằng tốc độ tiêm phòng chậm, số ca bệnh COVID-19 tiếp tục tăng và các biện pháp phong tỏa tiếp diễn.
Theo ngân hàng này, tình trạng thiếu vaccine, vốn cản trở các nỗ lực tiêm phòng diện rộng tại các quốc gia này, có thể còn trầm trọng hơn khi nhiều nước bắt đầu cân nhắc tiêm mũi tăng cường sau khi nhận thấy tác dụng bảo vệ của vaccine giảm dần theo thời gian.
Theo ADB, tốc độ tiêm phòng vẫn chưa đồng đều trên toàn khu vực. Tính đến hết tháng 8, chưa tới 1/3 dân số khu vực được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ. Trong khi đó, tại Mỹ tỷ lệ này là hơn 50% và tại Liên minh châu Âu (EU) là gần 60%.
ADB cảnh báo tình trạng các chương trình tiêm phòng bị trì hoãn và sự xuất hiện cảu các biến thể mới của virus là những nguy cơ lớn nhất đe dọa triển vọng kinh tế khu vực và có thể để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế.
Đặc biệt, tổn thất về thu nhập do đại dịch COVID-19 có thể để lại những vết sẹo sâu và tác động đa chiều tới các nền kinh tế khu vực. Tiến bộ trong giảm nghèo đói ở các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á đã bị kéo lùi ít nhất 2 năm, các biện pháp đóng cửa trường học kéo dài có thể dẫn tới những tổn thất về giáo dục và thu nhập nghiêm trọng hơn dự kiến.
Dù dự báo nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng trong năm 2021 và 2022 nhưng ADB lưu ý triển vọng phục hồi vẫn rời rạc trong nửa đầu năm 2021 khi biến thể Delta siêu lây nhiễm vẫn hoành hành tại một số nước. Khoảng 2/3 các nước đang phát triển tại châu Á có chưa đến 30% dân số được tiêm phòng đầy đủ.
Những nước làm tốt hơn trong công tác kiểm soát dịch bệnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Khu vực Đông Á, với các nước có tỷ lệ tiêm phòng thuộc nhóm cao nhất khu vực và đã nhanh chóng kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh, được dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 7,6% trong năm 2021, tăng nhẹ so với mức 7,4% đưa ra trong dự báo của ADB hồi tháng 4.
ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, vốn có nhiều nước đang chật vật để đảm bảo nguồn cung vaccine để tiêm cho người dân và tìm cách kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh mới.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á trong dự báo mới của ADB là 3,1% trong năm 2021, giảm so với mức 4,4% được đưa ra trong các dự báo trước. Trong khi đó, ADB cho rằng khu vực Thái Bình Dương sẽ suy giảm 0,6%, thay vì tăng trưởng 1,4% như dự báo trước đó./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
07:10' - 16/09/2021
Dự báo của Trung tâm Thông tin Kinh tế thuộc SCB đã giảm so với ước tính tăng trưởng 0,9% đưa ra hồi tháng Bảy.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế tiềm năng chỉ còn 2% do đại dịch
08:42' - 14/09/2021
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 13/9 cho biết đại dịch COVID-19 sẽ khiến mức tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giai đoạn 2021-2022 "mất" 0,2 điểm phần trăm, chỉ còn 2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội ASOSAI lần thứ 15: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
13:23' - 09/09/2021
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với vai trò là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 khẳng định,Việt Nam đang thực hiện định hướng “không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế”.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
06:30'
Năm 2024 là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng với các nước ASEAN.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách thuế quan của Mỹ: Phố Wall lên tiếng
05:30'
Sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng ngày 2/4, lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn ở Phố Wall đã lên tiếng bày tỏ lo ngại và kêu gọi Nhà Trắng tạm dừng áp thuế.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức đối với kinh tế Singapore
06:30' - 08/04/2025
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong ngày 4/4 tuyên bố nước này phải chuẩn bị trước những thách thức sắp tới, khi các thể chế toàn cầu suy yếu và các chuẩn mực quốc tế bị xói mòn.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ lụy từ việc đồng đô la suy yếu
05:30' - 08/04/2025
Trên thực tế, giá trị của đồng bạc xanh đã giảm trong nhiều tháng so với rổ tiền của các quốc gia ngang hàng; các đồng tiền khác đang tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.