ADB: Trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi tăng cao
Theo đó phân tích tổng lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của khu vực Đông Á mới nổi đã tăng 7,1% - mức cao nhất từ trước đến nay và đã đạt 9 nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) trong năm 2021.
Chỉ riêng trong 3 tháng cuối 2021, tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi đã tăng 3,6% so với quý III trước đó và đạt mức 22,8 nghìn tỷ USD.
Giai đoạn từ ngày 30/11/2021 tới ngày 9/3/2022, lãi suất trái phiếu trong khu vực cũng đã tăng lên mức cao trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu và lãi suất gia tăng ở các thị trường tiên tiến.
Báo cáo nêu bật những thảo luận về sự tham gia của khối ngoại vào thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của châu Á và những rủi ro về ổn định tài chính đi kèm, cũng như các yếu tố quyết định việc phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ bằng đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi.Ấn bản lần này cũng trình bày kết quả của cuộc Khảo sát thanh khoản thị trường trái phiếu thường niên 2021 AsianBondsOnline.
Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi vẫn đang rất mạnh và được hỗ trợ bởi thanh khoản dồi dào. Hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã duy trì lập trường tiền tệ thích ứng, ngay cả khi các nền kinh tế tiên tiến thắt chặt chính sách.Tuy nhiên, áp lực lạm phát tiếp tục có thể khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới siết chặt hơn, từ đó có thể làm giảm thanh khoản và làm suy yếu các điều kiện tài chính.
Phí bảo hiểm rủi ro đã tăng lên trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư ảm đạm hơn do Cục Dự trữ liên bang Mỹ dự kiến thắt chặt tiền tệ và cuộc chiến căng thẳng Nga - Ucraine.Lần đầu tiên kể từ năm 2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất vào ngày 16/3 vừa qua cũng cho thấy khả năng tăng thêm lãi suất khi lạm phát gia tăng, một phần do sự gia tăng giá dầu và lương thực liên quan đến chiến tranh.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và quỹ đạo không chắc chắn của đại dịch COVID-19 cũng đang đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng kiến lượng phát hành trái phiếu nội tệ cao kỷ lục với 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Con số này chiếm 17% tổng lượng phát hành ở Đông Á mới nổi, bao gồm Trung Quốc; HongKong (Trung Quốc), Indonesia; Hàn Quốc; Malaysia, Philippine; Singapore; Thái Lan và Việt Nam. Tổng lượng trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng lên tới 8,5 nghìn tỷ USD. Tăng trưởng của phân khúc trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ trong quý cuối cùng của năm, trong bối cảnh sự chững lại của Trung Quốc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong khu vực.Mức tăng trưởng nhanh hơn trong cả phân khúc trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng tới 9,8% so với quý trước, lên 91,5 tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2021. Mức tăng trưởng hàng năm cũng nhanh hơn, lên tới 25,5%.
Trái phiếu Chính phủ tăng 5,3% so với quý trước lên 65,3 tỷ USD. Lượng phát hành tăng vọt khiến phân khúc trái phiếu doanh nghiệp tăng 22,7%. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành là 26,3 tỷ USD. Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; HongKong (Trung Quốc); Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng tới 430,7 tỷ USD vào cuối năm 2021. Trái phiếu xanh tiếp tục chi phối thị trường trái phiếu bền vững của khu vực, chiếm 68,2% trong tổng số này cho dù sự quan tâm tới trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững cũng đang gia tăng./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB hỗ trợ huy động tài chính cho dự án thủ đô mới của Indonesia
07:28' - 21/03/2022
Tổng thống Indonesia mong muốn chính phủ tài trợ chỉ khoảng 1/5 chi phí của thành phố thủ đô mới và phần còn lại sẽ đến từ các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
ADB kỳ vọng vào sự trỗi dậy của Đông Nam Á từ đại dịch
08:40' - 17/03/2022
Khu vực Đông Nam Á từng nổi lên như một “tấm gương sáng” trên toàn cầu về thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Tuy nhiên, sự xuất hiện đột ngột của đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những thành tựu đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.
-
Tài chính
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
15:39' - 19/11/2024
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
-
Tài chính
Nhật Bản cân nhắc bỏ hạn mức mua sắm miễn thuế cho du khách nước ngoài
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan Du lịch Nhật Bản đang kêu gọi xóa bỏ mức trần mua sắm miễn thuế đối với khách du lịch nước ngoài như một phần của cải cách thuế cho năm tài chính 2025.