Ai Cập cung cấp thêm thông tin nguyên nhân vụ tàu mắc cạn ở kênh đào Suez
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, người đứng đầu Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie ngày 27/3 cho biết gió mạnh không phải là lý do chính khiến tàu chở hàng Ever Given mắc cạn trong kênh đào này.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Suez để cập nhật về diễn biến vụ giải cứu “siêu tàu” khổng lồ nói trên, ông Rabie khẳng định gió mạnh và các yếu tố thời tiết không phải là nguyên nhân chính khiến con tàu mắc cạn, mà có thể do lỗi kỹ thuật hoặc con người. Tất cả những yếu tố này sẽ được làm rõ trong quá trình điều tra.
Dự báo về thời điểm con tàu có thể nổi trở lại, ông Rabie cho rằng điều đó tùy thuộc vào khả năng thích ứng của con tàu đối với thủy triều. Người đứng đầu SCA khẳng định Ai Cập đã nỗ lực sử dụng tàu kéo và máy xúc để giải phóng mũi tàu và chân vịt. Cho đến 22 giờ 30 ngày 26/3 (giờ địa phương), chân vịt đã có thể quay mặc dù chưa đạt vận tốc tối đa. Tuy nhiên, thủy triều thay đổi khiến nó lại mắc kẹt và các đội cứu hộ phải sử dụng máy đào để tiếp tục quá trình nạo vét. Hiện 14 tàu kéo đã được huy động cho quá trình giải cứu tàu mắc cạn.
Theo SCA, vụ tàu Ever Given mắc cạn không gây thương vong hay ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ông Rabie ước tính Ai Cập đang thiệt hại khoảng 12-14 triệu USD doanh thu/ngày do Kênh đào Suez phải tạm thời đóng cửa. Hiện có trên 300 tàu đang tắc nghẽn ở hai đầu kênh đào Suez.
Cùng ngày, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã bày tỏ cảm ơn các quốc gia đã đề nghị hỗ trợ Ai Cập giải quyết sự cố tàu chở hàng Ever Given mắc cạn trong Kênh đào Suez suốt 5 ngày qua. Theo ông Madbouly, Ai Cập đang phải chạy đua với thời gian để khôi phục giao thông ở tuyến huyết mạch hàng hải của thế giới này. Thủ tướng Madbouly cho rằng đây là sự cố “rất đặc biệt” và SCA đã sử dụng tất cả các thiết bị, nguồn lực trong nước và quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng tàu mắc cạn này.
Trong khi đó, công ty Hà Lan Boskalis, chủ sở hữu đơn vị phản ứng nhanh Smit Salvage hiện đang hỗ trợ công tác cứu hộ, cho biết tàu Ever Given có thể được giải cứu vào đầu tuần tới nếu các tàu cứu hộ có sức kéo mạnh hơn, công tác nạo vét và thủy triều dâng giúp dịch chuyển thành công con tàu này. Theo hãng Boskalis, tàu kéo hạng nặng, tổng công suất 400 tấn, sẽ tới Ai Cập vào cuối tuần này. Bên cạnh đó, một cần cẩu cũng sẽ được huy động nhằm sẵn sàng bốc dỡ khoảng 600 container ở phía mũi tàu để giảm tải trọng của Ever Given.
Tàu Ever Given có chiều dài hơn tổng chiều dài của 4 sân bóng đá và tải trọng lên tới hơn 200.000 tấn. Vì vậy, vụ mắc cạn đã khiến hoạt động giao thương đi qua Kênh đào Suez tê liệt. Kênh đào Suez, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải, là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của Ai Cập, với doanh thu đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2020. Khoảng 12% giao thương thế giới đi qua Kênh đào Suez và là tuyến huyết mạch đường thủy nhanh nhất kết nối giữa châu Âu và châu Á./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez: Tiếp tục nỗ lực giải cứu tàu Ever Given
14:29' - 27/03/2021
Các nỗ lực giải cứu con tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez bắt đầu được thực hiện sau khi kết thúc công việc nạo vét nhằm loại bỏ hàng nghìn m3 cát và bùn xung quanh mũi tàu.
-
Hàng hoá
Tắc nghẽn Kênh đào Suez làm cước vận chuyển dầu mỏ tăng gấp đôi
08:50' - 27/03/2021
Do tình trạng tắc nghẽn Kênh đào Suez, cước vận chuyển đường biển các sản phẩm dầu mỏ đã tăng gấp đôi trong tuần này, và một số tàu đã chọn lộ trình khác khi "siêu tàu" vẫn nằm án ngữ kênh đào này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đề nghị hỗ trợ Ai Cập đưa tàu mắc kẹt ra khỏi Kênh đào Suez
08:22' - 27/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 26/3, Nhà Trắng thông báo Mỹ đã đề nghị hỗ trợ các quan chức Ai Cập để giúp giải cứu một con tàu chở hàng lớn đang mắc kẹt trong kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến vụ giải cứu tàu chặn ngang kênh đào Suez
20:33' - 26/03/2021
Đã bước sang ngày thứ 4 liên tiếp, hoạt động vận tải qua kênh đào Suez bị tê liệt do tàu hàng MV Ever Given khổng lồ nằm chắn ngang và mắc cạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đạt thặng dư thương mại cao nhất lịch sử
16:53'
Thặng dư thương mại của Indonesia đạt mức cao kỷ lục vào tháng Tư, vượt mức đỉnh trước đó vào tháng 10/2021, trong bối cảnh giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 40 năm
14:49'
Lạm phát giá tiêu dùng tại Anh đã tăng từ 7% trong tháng 3 lên 9% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1982.
-
Kinh tế Thế giới
Phần Lan, Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO
14:32'
Ngày 18/5, hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
13:20'
Ngày 17/5 (theo giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới gồm Intel, Apple, Google.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt kiều bào tại Hoa Kỳ
12:39'
Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 17/5 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, bang California, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
CNN: Mỹ đánh giá khả năng Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa
12:02'
Theo truyền hình CNN, Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong 48-96 giờ tới, đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden sắp công du châu Á theo kế hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Áo khẳng định không có ý định gia nhập NATO
09:48'
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định nước này sẽ duy trì trạng thái trung lập về quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định sẽ ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ III
09:47'
Nga sẽ không để xảy ra Chiến tranh thế giới thứ III, nhưng sẽ phản ứng ngay lập tức và rất mạnh trong trường hợp bị tấn công.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý I/2022
09:41'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý I/2022, nền kinh tế nước này tăng trưởng âm, chủ yếu do tác động tiêu cực của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.