Ai Cập bỏ lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác
Phóng viên TTXVN tại Cairo cho biết, theo quyết định được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Ai Cập, các nhà xuất khẩu của quốc gia Bắc Phi có thể xuất khẩu đậu tằm, bột mì, lúa mì, đậu lăng, dầu và mì ống mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và khủng hoảng nguồn cung toàn cầu, Ai Cập đã cấm xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả lúa mì, vào tháng 3. Lệnh cấm đã được gia hạn thêm ba tháng vào tháng 6. Ai Cập hiện là nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới với tổng khối lượng nhập khẩu 13 triệu tấn/năm.
Quốc gia Bắc Phi này đã nhập khẩu phần lớn ngũ cốc với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh từ Nga và Ukraine qua Biển Đen. Nga và Ukraine cung cấp khoảng 80% lượng lúa mì nhập khẩu của quốc gia Bắc Phi.
Gián đoạn chuỗi cung ứng do tình hình bất ổn tại Ukraine đã khiến Ai Cập phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung lúa mì, với các thị trường từ Ấn Độ, Mỹ, Argentina, Canada và Paraguay, cũng như khuyến khích nông dân địa phương bán mặt hàng lương thực này cho nhà nước.
Hiện chính phủ Ai Cập cũng đặt mục tiêu thu mua 6 triệu tấn lúa mì từ nông dân trong nước trong năm nay. Theo các thông báo chính thức, quốc gia Bắc Phi này tiêu thụ khoảng 18 triệu tấn lúa mì mỗi năm.
Chính phủ Ai Cập phân bổ một lượng lớn lúa mì nhập khẩu để làm bánh mì - một mặt hàng được nhà nước trợ cấp và là thực phẩm chính trong chế độ ăn uống hàng ngày của người dân quốc gia Bắc Phi.Ngoài ra, nước này cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu sử dụng khoai lang để sản xuất bánh mỳ nhằm đối phó với khủng hoảng ngũ cốc toàn cầu hiện nay./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
EBRD hỗ trợ Ai Cập 1 tỷ USD thúc đẩy chuyển đổi năng lượng
12:19' - 12/09/2022
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) sẽ hỗ trợ Ai Cập trong việc chuyển đổi năng lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập là một trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu
12:14' - 12/09/2022
Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập, Hani Suweilam, ngày 11/9 nói rằng Ai Cập là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới bởi biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21' - 26/11/2024
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12' - 26/11/2024
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54' - 26/11/2024
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.