Airbus "bỏ xa" Boeing về đơn đặt hàng mới
Trong những tuần qua, Airbus liên tục đón nhận những tin vui mới. Hãng chế tạo máy bay này vừa hoàn tất hợp đồng bán cho công ty hàng không giá rẻ Wizz Air của Hungary khoảng 100 máy bay mới.
Hãng hàng không này hoạt động rất tích cực và đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển thông qua việc mua hàng loạt máy bay tầm trung. Hợp đồng này chưa chính thức được ký kết và có giá trị lên đến gần 12 tỷ USD, căn cứ vào giá niêm yết của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong số hàng chục thương vụ gần đây của nhà sản xuất có trụ sở chính tại Toulouse, Pháp. Rất nhiều công ty hàng không đã bị thuyết phục bởi những lợi thế của dòng máy bay A320 thế hệ mới, cũng như những phiên bản khác của dòng máy bay này. Đầu tháng 8/2021, Delta Airlines đã đặt mua thêm 30 chiếc A321 với số tiền hơn 4 tỷ USD.
Thậm chí, Airbus còn giành được cả những khách hàng vốn có truyền thống gắn bó với Boeing. Cuối tháng trước, hãng hàng không giá rẻ của Anh, Jt 2, thông báo đã ký hợp đồng mua 36 chiếc A321 Neo đầu tiên để bổ sung cho phi đội gồm toàn Boeing 737, qua đó giúp tập đoàn hàng không châu Âu "bỏ túi" thêm gần 5 tỷ USD.
Trong khi Airbus đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Boeing bị bỏ lại khá xa phía sau. Michael O’Leary, ông chủ của hãng hàng không giá rẻ Ryanair của Ireland, đã chính thức thông báo việc chấm dứt các cuộc đàm phán kéo dài hơn 6 tháng qua liên quan đến hợp đồng mua 200 máy bay, phần lớn là 737 MAX, với trị giá hợp đồng lên đến 25 tỷ USD.
Ông O’Leary phát biểu: “Trong tuần qua, chúng tôi đã thấy rõ ràng là khoảng cách về giá cả giữa các đối tác khó có thể san lấp. Do đó, hai bên nhất trí là không làm mất thêm thời gian của nhau cho cuộc đàm phán này”.
"Trái đắng" của Boeing hoàn toàn không phải là điều bất ngờ. Giờ không còn là lúc nhà sản xuất Mỹ sẵn sàng chấp nhận giảm giá lớn cho các khách hàng quan trọng như Ryanair.
Những trục trặc của dòng máy bay 737 MAX, bị cấm bay đã hơn một năm sau hàng loạt vụ tai, khiến cho Boeing phải trả giá rất đắt. Hãng đã thiệt hại 15 tỷ USD, chưa kể khoản tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân cũng như công ty hàng không do họ bị thiếu máy bay để vận hành hoặc chậm được giao hàng trong thời gian dài.
Khoảng cách giữa Airbus và Boeing hoàn toàn có thể dự đoán được, vì đó là kết quả hợp logic của việc tập đoàn châu Âu vươn lên vị trí số một trên thị trường thế giới cách đây gần bốn năm. Ban đầu, những khác biệt này đã bị phủ mờ, vì người ta tưởng rằng đó là do hậu quả của vụ 737 MAX và sau đó là khủng hoảng COVID-19.
Theo ông Steophane Albernhe, Chủ tịch hãng tư vấn trong lĩnh vực hàng không Archery Strategy Consulting, trong tương lai, Airbus sẽ tiếp tục giữ được 60% thị phần xét tính theo số lượng máy bay được giao, vì khoảng cách giữa hai hãng đã được nới rộng. Hiện nay, Airbus thống trị hoàn toàn phân khúc máy bay tầm trung, có sức tải lớn nhất.
Đến cuối tháng 8/2021, hãng đã nhận được tổng cộng đơn đặt hàng lên đến hơn 6.300 máy bay loại này, bảo đảm cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục trong 7-8 năm tới. Về phần Boeing, số hợp đồng thấp hơn nhiều, chỉ có 3.314 chiếc.
Airbus nắm giữ nhiều lợi thế để duy trì vị thế hàng đầu thị trường. Sức mạnh lớn nhất là có đầy đủ các dòng máy bay thế hệ mới, có hiệu quả hoạt động cao, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn hẳn thuộc tất cả các phân khúc.
Sản phẩm của Airbus trải rộng từ loại máy bay tầm ngắn A220 cho đến máy bay tầm xa trọng tải lớn A350. Bên cạnh đó, Airbus có thêm A321 Neo. Dòng máy bay này là sản phẩm ưa chuộng của các hãng hàng không, vì nó kết hợp chi phí thấp hơn của máy bay tầm trung và hiệu quả của máy bay tầm xa.
Theo ông Steophane Albernhe, đây là loại máy bay không đắt, dễ lấp đầy ghế nên dễ mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng sử dụng. Đối với phân khúc này, Boeing không có sản phẩm tương tự.
Thêm vào đó, hãng Boeing vẫn chưa quyết định thời điểm tung ra thị trường dòng máy bay thuộc phân khúc giữa của thị trường để cạnh tranh với A321. Theo Stephane Albernhe, một chiếc máy bay mới bắt đầu thiết kế hôm nay phải mất ít nhất 7 năm mới có thể ra mắt thị trường.
Đến lúc đó, các hãng hàng không sẽ chỉ quan tâm tới các loại máy bay thế hệ mới dự tính xuất hiện vào năm 2035, có thiết kế hiện đại và không gây ảnh hưởng đến môi trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Airbus vượt Boeing về lượng máy bay được bàn giao trong tháng 8
17:39' - 08/09/2021
Nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus đã giao 40 máy bay trong tháng 8/2021, nâng tổng số máy bay mới được bàn giao kể từ đầu năm 2021 đến nay lên 384 chiếc.
-
Doanh nghiệp
Trực thăng Airbus 5 cánh quạt H145 thứ hai gia nhập Lực lượng Cảnh sát Tây Australia
17:00' - 05/09/2021
Trực thăng H145 mới cung cấp năng lực toàn diện cho Lực lượng Cảnh sát Tây Australia, bao gồm các quy tắc bay một phi công và thiết bị bay, cùng với khả năng nhìn rõ vào ban đêm.
-
Doanh nghiệp
Kazakhstan đặt mua hai máy bay Airbus A400M
16:17' - 05/09/2021
Máy bay A400M sẽ giúp Kazakhstan nhanh chóng đáp ứng bất kỳ nhiệm vụ nào bằng cách triển khai nhanh chóng các tính năng đột phá trên quãng đường dài và tiếp cận hiệu quả các khu vực hẻo lánh.
-
Kinh tế Thế giới
Airbus trước triển vọng "hồi sinh" đi cùng với thách thức
05:30' - 22/08/2021
Một câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp hàng không thế giới sẽ phục hồi với tốc độ như thế nào? Thực tế hiện nay cho thấy có một số yếu tố dường như có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrolimex thoái vốn toàn bộ khỏi PG Bank để thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn
20:34' - 22/03/2023
Việc thoái vốn khỏi PG Bank của Petrolimex nhằm tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc phạt McDonald để rò rỉ dữ liệu khách hàng
20:08' - 22/03/2023
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald tại Hàn Quốc đã bị phạt hơn 530.000 USD sau khi để rò rỉ dữ liệu cá nhân của 4,87 triệu khách hàng do công tác quản lý dữ liệu lỏng lẻo.
-
Doanh nghiệp
Bamboo Airways tạm dừng khai thác các chuyến bay đến/đi Điện Biên từ 15/4
15:40' - 22/03/2023
Nhằm phục vụ kế hoạch triển khai dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên”, Bamboo Airways sẽ tạm dừng khai thác các chuyến bay đến/đi Điện Biên từ 15/4/2023 đến hết 17/12/2023.
-
Doanh nghiệp
Ứng dụng giao đồ ăn Just Eat Takeaway cắt giảm hơn 1.700 việc làm
15:02' - 22/03/2023
Ứng dụng giao đồ ăn Just Eat Takeaway vừa công bố kế hoạch cắt giảm hơn 1.700 việc làm chủ yếu là giao hàng nhanh ở Anh nhằm cắt giảm chi phí sau những khoản thua lỗ lớn hàng năm.
-
Doanh nghiệp
WinEco chia sẻ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nhệ cao cho nông dân tỉnh Đồng Nai
09:34' - 22/03/2023
Gần 100 hợp tác xã (HTX) và nông dân tỉnh Đồng Nai đã được Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp WinEco tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
-
Doanh nghiệp
Sử dụng thiết bị bay UAV kiểm tra đường dây truyền tải điện
16:17' - 21/03/2023
Truyền tải điện Kon Tum, thuộc Công ty Truyền tải điện 2 – PTC2 đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 vào quản lý vận hành lưới truyền tải điện.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra mục đích sử dụng điện để nâng cao giá bán điện bình quân
16:16' - 21/03/2023
Việc kiểm tra giám sát mua bán điện luôn được Lãnh đạo Điện lực Võ Nhai (Thái Nguyên) quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Tổ chức tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp
16:04' - 21/03/2023
Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp không chỉ là nhiệm vụ của riêng đơn vị quản lý vận hành mà của toàn xã hội, rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng…
-
Doanh nghiệp
GMS đầu tư vào Be Group, đưa xe điện vào hoạt động dịch vụ vận tải
15:45' - 21/03/2023
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) và Be Group - Công ty công nghệ Việt Nam sở hữu nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ “be” đã ký kết thoả thuận hợp tác đầu tư.