Ấn Độ cảnh báo rủi ro khủng hoảng tài chính từ tiền điện tử
Quan chức ngân hàng hàng đầu của Ấn Độ đã cảnh báo thị trường tiền điện tử có thể là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp theo, với dẫn chứng về sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX như “những rủi ro cố hữu".
Phát biểu tại buổi hội nghị toàn ngành ngày 21/12, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (ngân hàng trung ương) Shaktikanta Das nhận định không giống như các sản phẩm thông thường, tiền điện tử không "không có bất kỳ giá trị cơ bản" và đây là điều khiến các nhà quản lý lo ngại.
Ông cho rằng các chính phủ cần áp dụng lệnh cấm đối với loại tiền này để giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính liên quan tới sự phát triển của các tiền điện tử tư nhân.
Các cơ quan quản lý Ấn Độ luôn áp dụng chính sách giám sát chặt chẽ đối với tiền điện tử kể từ lần đầu loại tiền này xuất hiện tại khu vực cách đây một thập kỷ. Số vụ gian lận tài chính tại Ấn Độ cũng gia tăng kể từ khi loại tiền này xuất hiện, buộc ngân hàng trung ương phải ban hành lệnh cấm vào năm 2018.
Tòa án Tối cao Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm 2 năm sau đó và thị trường tiền điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ các nền tảng giao dịch trong nước và những chủ sở hữu là các nhân vật nổi tiếng.
Tuy nhiên, việc chính phủ áp mức thuế 30% đối với lợi nhuận từ giao dịch "tiền tệ tư nhân" trong năm nay đã dẫn đến khối lượng giao dịch giảm xuống còn 1/10 so với quy mô trước đây.
Theo Thống đốc Das, sự sụt giảm mạnh về giá của các mã tiền điện tử hàng đầu như bitcoin đã "thổi bay" hơn 2.000 tỷ USD giá trị thị trường toàn cầu của loại tiền này so với mức đỉnh 3.000 tỷ USD vào tháng 11/2021, khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng.
Trong khi đó, sự sụp đổ đột ngột của FTX – một sàn giao dịch tiền điện tử từng có trị giá 32 tỷ USD trước khi nộp đơn xin phá sản vào tháng trước – và các cáo buộc gian lận nhằm vào nhà sáng lập tỷ phú một thời Sam Bankman-Fried cũng làm tăng sức ép với thị trường này.
Thống đốc Das cho biết, giá đồng tiền điện tử giảm và những diễn biến gần đây liên quan FTX đã xác thực quan điểm lâu nay của ông rằng tiền điện tử có “rủi ro cố hữu rất lớn đối với sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô".
Tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tăng cường quy định về các đồng tiền điện tử tư nhân để hạn chế nguy cơ tài trợ khủng bố. Ông nhấn mạnh bitcoin tiềm ẩn rủi ro đối với thế hệ trẻ và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến họ nếu bị lợi dụng cho mục đích xấu.
Trong năm nay, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã ra mắt đồng rupee kỹ thuật số của riêng mình dựa trên công nghệ chuỗi khối nhằm giảm chi phí giao dịch thương mại khi nền kinh tế Ấn Độ trở nên ít phụ thuộc hơn vào tiền giấy.
Liên quan tới vụ bê bối của FTX, ngày 7/12 vừa qua, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm nay, ông Ben Bernanke, nhận định tiền kỹ thuật số không có giá trị. Tuy nhiên, theo ông, các loại tiền này khó có thể làm chao đảo hệ thống tài chính do hiện nay không có ngân hàng nào nắm giữ các tài sản lớn bằng tiền điện tử.
Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX và nhiều công ty con đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 11/11, đánh dấu một trong những vụ sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Vụ việc này đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ hiệu ứng domino trên thị trường tiền kỹ thuật số./
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Năm 2022 - Năm "thảm họa" của thị trường tiền số
05:45' - 21/12/2022
Theo số liệu của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các nguồn đầu tư ròng vào tiền kỹ thuật số trong năm 2022 đạt 498 triệu USD so với 9,1 tỷ USD trong năm ngoái.
-
Tài chính
Giá Bitcoin ngày 21/12: Chưa dứt đà giảm
21:37' - 20/12/2022
Xu hướng giá bitcoin hôm nay 21/12 có khả năng tiếp tục đà giảm khi có thời điểm sụt sát mốc 16.000 USD.
-
Tài chính
Giá Bitcoin ngày 20/12: Khó có cơ hội bật tăng
21:00' - 19/12/2022
Xu hướng giá bitcoin hôm nay 20/12 vẫn tiếp tục đi ngang quanh mốc 16.700 USD và khó có cơ hội bật tăng, trong khi các đồng tiền chủ chốt khác cũng giao dịch trái chiều.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân
11:35'
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
-
Tài chính
Chứng khoán Hàn Quốc: Dòng vốn ngoại chuyển dịch sang ngành viễn thông
08:00'
Các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu của KT sau khi bán hết cổ phiếu Samsung Electronics.
-
Tài chính
BAE Systems và Rocket Lab được nhận gần 60 triệu USD để phát triển chip bán dẫn
20:55' - 25/11/2024
Mỹ đang giải ngân gần 60 triệu USD cho BAE Systems để sản xuất chip sử dụng cho máy bay và vệ tinh, và cho Rocket Lab để sản xuất các thiết bị bán dẫn phức tạp sử dụng trong vệ tinh và tàu vũ trụ.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh quản lý tem điện tử
15:45' - 25/11/2024
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
-
Tài chính
Đồng bitcoin chững lại gần mốc 100.000 USD
12:06' - 25/11/2024
Đồng bitcoin đã ổn định sau đà tăng hướng tới mốc lịch sử 100.000 USD chững lại, khi các nhà giao dịch đánh giá liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền điện tử có đang bị kéo dài quá mức?
-
Tài chính
Dự báo xu hướng tăng lương ở các nước Đông Nam Á
10:16' - 25/11/2024
Bất chấp môi trường lạm phát đang giảm xuống, mức tăng lương vẫn đang tăng lên, cho thấy sự chênh lệch cung cầu nhân tài vượt ra ngoài yếu tố lạm phát.
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27' - 24/11/2024
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.
-
Tài chính
Xử phạt nhiều doanh nghiệp kê khai sai thuế
07:45' - 24/11/2024
Bên cạnh những doanh nghiệp luôn tuân thủ về chính sách thuế, hóa đơn thì vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng về chính sách thuế, có dấu hiệu sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.