Ấn Độ đầu tư 1.400 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng
Các dự án này sẽ là một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và góp phần hiện thực hóa tham vọng của chính phủ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD vào năm 2024-2025.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 31/12, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman nêu rõ các dự án được chia thành hai nhóm lớn, gồm cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội, để tạo thuận lợi cho cả kinh doanh lẫn cuộc sống của người dân.
Trong hệ thống các dự án cơ sở hạ tầng trên, ngành năng lượng chiếm 24%, tiếp theo là đường bộ 19%, phát triển đô thị 16% và đường sắt 13%.
Các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn và xã hội (ba gồm y tế, giáo dục và nước uống) lần lượt chiếm 8% và 3%.
Chính phủ Ấn Độ hy vọng nguồn đầu tư khổng lồ này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống chỉ còn 4,5% trong quý kết thúc vào tháng 9/2019, chậm nhất trong 6 năm và là quý giảm thứ sáu liên tiếp.
Bộ Tài chính Ấn Độ đã triển khai 32 biện pháp kể từ tháng 8 vừa qua để thúc đẩy nền kinh tế, kể cả cắt giảm thuế doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư và giải ngân các khoản vay ngân hàng để kích cầu.
Bộ trưởng Sitharaman cho biết thêm các doanh nghiệp tư nhân sẽ chiếm từ 22-25% các khoản đầu tư. Số còn lại do chính phủ trung ương và chính quyền các bang gánh vác.
Theo một báo cáo của Bộ Tài chính Ấn Độ, trong tổng vốn đầu tư dự kiến 1.400 tỷ USD, các dự án trị giá gần 600 tỷ USD (chiếm 42%) đang được triển khai, các dự án trị giá khoảng 500 tỷ USD (32%) đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng và phần còn lại đang được phát triển.
Trong thập niên trước đó, từ năm 2008-2017, Ấn Độ đã đầu tư khoảng 1.100 USD vào cơ sở hạ tầng.
Ông Niranjan Hiranandani, Chủ tịch Hiệp hội Các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM), đánh giá các dự án cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, hỗ trợ các ngành công nghiệp liên quan, phù hợp với những động thái tích cực khác mà Chính phủ Ấn Độ công bố gần đây và sẽ sớm được chứng kiến những hiệu ứng tích cực từ các biện pháp này./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Đức vào năm 2026
08:33' - 31/12/2019
Hãng thông tấn PTI ngày 30/12 đưa tin Ấn Độ có thể vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2026 và vượt Nhật Bản để vươn lên vị trí thứ ba vào năm 2034.
-
Dự báo thời tiết
Ấn Độ cảnh báo đỏ thời tiết giá rét
17:49' - 29/12/2019
Ngày 29/12, Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) đã ra cảnh báo màu đỏ đối với nhiều khu vực của nước này khi đợt giá rét tiếp tục tăng cường trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Đi tìm lời giải cho bài toán đầu tư hạ tầng của Ấn Độ
05:30' - 22/12/2019
Ấn Độ đang cần tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào nền tảng cơ sở hạ tầng mỗi năm, lên mức 200 tỷ USD để có thể đạt mục tiêu quy mô nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào năm 2032.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Ấn Độ trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới cung cấp Wi-Fi miễn phí
07:54' - 20/12/2019
Ngày 19/12, chính quyền New Delhi của Ấn Độ đã đưa vào hoạt động 100 trạm phát sóng Wi-Fi, qua đó cung cấp kết nối Internet miễn phí cho toàn bộ người dân vùng thủ đô này.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Mỹ áp thuế đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời của 4 nước
14:10'
Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một loạt mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời từ 4 quốc gia, trong đó có Malaysia và Thái Lan. Quyết định cuối cùng dự kiến được công bố ngày 18/4/2025.
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…