Anh bắt đầu "nếm" những tác động đầu tiên của Brexit
Sau cuộc bỏ phiếu về Brexit, nền kinh tế Anh đã bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu, với các số liệu trong tháng Bảy cho thấy hoạt động của các ngành chế tạo, dịch vụ và xây dựng chậm lại.
Còn tại Khu vực đồng euro (Eurozone), tác động kinh tế mới chỉ vừa phải, song sự bất ổn do vụ "ly dị" này gây ra có thể làm suy giảm hoạt động đầu tư, tiêu dùng cá nhân và mậu dịch.
Chắc chắn nền kinh tế Anh sẽ còn giảm tốc hơn nữa trong những tháng tới.
Dưới đây là phân tích của tổ chức phân tích thông tin tình báo "Stratfor" về những tác động đầu tiên của Brexit đối với nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung:
Đối với nền kinh tế Anh
Trước thời điểm cuộc bỏ phiếu (ngày 23/6), GDP của Anh đã tăng vừa phải, 0,4% trong quý I và 0,6% trong quý II.
Phải ít nhất là tới tháng Mười mới có những số liệu chính thức cho quý III, song một số báo cáo đã cho thấy dấu hiệu chậm lại.
Chẳng hạn như chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chỉ đạt 48,2 trong tháng Bảy, giảm đáng kể so với mức 52,4 đạt được trong tháng Sáu và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013.
Tương tự, chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ trong tháng Bảy cũng chỉ đạt 47,4. Chỉ số PMI dưới ngưỡng 50 phản ánh sự suy giảm hoạt động.
Trong khi đó, báo cáo hồi tháng Bảy của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho thấy hầu hết các công ty của Anh đều không lường trước được kết quả trưng cầu dân ý, do đó nhiều công ty không có kế hoạch dự phòng.
Ngân hàng này cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý sẽ làm sụt giảm hoạt động tuyển dụng lao động trong năm tới và một số công ty đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sang các quốc gia châu Âu khác. Hoạt động tín dụng cũng được dự đoán là sẽ sụt giảm.
Để đối phó với nguy cơ kinh tế suy yếu, hôm 4/8 BoE đã giảm lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,25%, lần giảm đầu tiên kể từ đầu năm 2009. Ngân hàng này cũng đã công bố gói kích thích kinh tế.
Hiện thể chế này dự đoán nền kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng 0,8% trong năm 2017, giảm mạnh so với dự đoán hồi tháng Năm là 2,3%.
Đồng bảng Anh giảm giá đáng kể so với đồng USD, và cả so với đồng euro (tuy ở mức độ nhẹ hơn).
Nhờ vậy hàng xuất khẩu của Anh có thể có sức cạnh tranh hơn, song các số liệu hiện có cho thấy sự gia tăng xuất khẩu không đủ đề bù đắp cho sự sụt giảm nền kinh tế, và nhiều công ty không có đủ công suất để ngay lập tức tận dụng được lợi thế của đồng bảng yếu.
Trong tương lai, diễn biến của nền kinh tế Anh sẽ phụ thuộc vào những sự kiện chính trị.
Chính phủ đã cho biết họ sẽ không thể tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với EU về vụ "ly dị" này trong năm nay.
Như vậy là tương lai của nước Anh sẽ tiếp tục bấp bênh, dẫn đến các hộ gia đình và các công ty trì hoãn các quyết định chi tiêu và đầu tư cho tới khi có triển vọng rõ ràng hơn về quan hệ Anh-EU.
Đối với các nền kinh tế châu Âu
Tốc độ tăng trưởng trong quý II của Eurozone chỉ đạt 0,3% so với mức 0,6% của quý I, và đây cũng được cho là dấu hiệu suy yếu.
Hồi tháng Bảy, Ủy ban châu Âu (EC) đưa tin bầu không khí bấp bênh do Brexit gây ra có thể làm sụt giảm hoạt động tiêu dùng tư nhân, đầu tư cũng như ngoại thương.
Do đó EC đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone từ mức 1,7% trong cả năm 2016 và 2017 xuống còn khoảng 1,5-1,6% trong năm 2016 và 1,3-1,5% trong năm 2017.
Tương tự, Brexit cũng đang làm đau đầu các ngân hàng châu Âu vì Brexit khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng sinh lời thấp, tỷ lệ nợ khó đòi cao, và cung cách quản lý yếu kém.
Nếu lãi suất tiếp tục ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế vẫn èo uột, khu vực ngân hàng sẽ càng dễ bị tổn thương hơn nữa.
Giai đoạn mặc cả chính trị
Brexit kéo theo các cuộc đàm phán chính trị quyết liệt ở cả trong nước Anh lẫn ngoài nước Anh.
Chính quyền Scotland dọa tiến hành trưng cầu dân ý trong khi Bắc Ireland lo sợ khả năng tái ban hành các biện pháp kiểm soát biên giới với quốc gia này sau khi Anh rút khỏi EU.
Cả hai chính quyền này sẽ hối thúc London đạt được với Brussels một thỏa thuận duy trì nguyên trạng càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, làm được điều này không hề đơn giản khi mà tại London đang diễn ra cuộc tranh cãi xung quanh việc liệu Thủ tướng Theresa May có cần sự uy quyền của Quốc hội để bắt đầu các cuộc đàm phán với EU hay không.
Dự kiến tới cuối năm nay, tòa án mới ra phán quyết về vấn đề này. Tình hình nội bộ nước Anh cũng buộc bà May phải tiến hành đàm phán với nước ngoài.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, bà đã tới thăm Đức và Pháp để giải thích vì sao London quyết định không bắt đầu ngay lập tức các cuộc đàm phán chính thức.
Mặc dù Đức, trong chừng mực nào đó, thông cảm rằng London cần có thời gian trước khi bắt đầu đàm phán, song Berlin sẽ không muốn chờ đợi vô hạn định chủ yếu vì sự phục hồi kinh tế mong manh và không đồng đều của EU có thể bị đảo ngược nếu như quãng thời gian bất ổn này kéo dài.
Triển vọng dài hạn
Vương quốc Anh sẽ vẫn là thành viên đầy đủ của EU ít nhất là cho tới năm 2019, điều này có nghĩa là các hoạt động thương mại, đầu tư và di trú sẽ vẫn diễn ra dưới chiếc ô của EU.
Tuy nhiên, chừng nào mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về quan hệ song phương, sự bất ổn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của cả hai bên.
Và mặc dù nền kinh tế Anh đang có những dấu hiệu sụt giảm, song tương lai của cả Anh lẫn đối tác châu Âu của họ rút cuộc sẽ phụ thuộc vào việc họ đạt được thỏa thuận như thế nào cho mối quan hệ song phương này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động Brexit đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN
08:27' - 06/08/2016
Sự kiện Brexit sẽ mang đến cho các nước ASEAN một số lợi thế trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để ký kết các thỏa thuận thương mại tự do và thu hút đầu tư từ Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Anh bi quan về triển vọng kinh tế hậu Brexit
06:48' - 01/08/2016
Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nước Anh hậu Brexit đang sụt giảm nhiều nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu năm 2009.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit sẽ gây thêm khó khăn cho kinh tế Eurozone
07:31' - 30/07/2016
Eurozone trong quý II/2016 tăng trưởng 0,3%, thấp hơn mức tăng 0,6% của quý I/2016, do tác động tiêu cực của việc cử tri nước Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.