Ảnh hưởng của COVID-19 với ngành công nghiệp may mặc ở các nước đang phát triển
Nhiều quốc gia đang phát triển ở châu Á từ lâu đã dựa vào các nhà máy sản xuất áo sơ mi, quần dài và giày dép, mà tuyển dụng hàng triệu người và giúp họ cải thiện thu nhập. Đó là cách thức Bangladesh giảm nghèo và Myanmar bắt đầu phát triển sau nhiều năm nền kinh tế bị tê liệt vì các biện pháp trừng phạt.
Khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, các cửa hàng ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ đã phải đóng cửa. Các thương hiệu phương Tây đã hủy các đơn hàng trị giá hàng tỷ USD, khiến các lô hàng áo len và quần bò không có người nhận. Hàng trăm nhà máy phải đóng cửa trong các làn sóng ở khắp các vành đai công nghiệp châu Á ở gần Phnom Penh, Dhaka và Yangon. Hàng trăm ngàn công nhân may mặc, phần lớn trong số họ là phụ nữ, đã phải tạm nghỉ việc hoặc bị sa thải. Rất nhiều người mới vừa chỉ thoát khỏi cảnh nghèo túng.Trong những tháng gần đây, rất nhiều công nhân đã phải quay trở về ngôi làng của họ, cắt giảm lương thực và vay mượn tiền bạc để sống qua ngày. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 0,1% trong năm nay - tỷ lệ thấp nhất trong vòng 6 thập kỷ qua. Sự thoái trào này được cho là sẽ kéo dài sự gián đoạn trong hoạt động mua sắm. Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu, vốn đã phải đối mặt với những "cơn gió ngược" khi doanh số sụt giảm do các biện pháp phong tỏa kinh tế, nay lại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và có thể sẽ phải tái định hình bởi tình hình dịch bệnh. Rubana Huq, Chủ tịch một tập đoàn công nghiệp hàng đầu gồm các nhà sản xuất may mặc ở Bangladesh, được coi là một trong số những nhà xuất khẩu quần áo lớn nhất thế giới, nói rằng: "Tôi không nghĩ đây là lĩnh vực sẽ trở lại đúng điểm đó một lần nữa".Trong giới doanh nghiệp, J.C.Penney Co., Neiman Marcus Group Inc. và J.Crew Group Inc. đã lần lượt đệ đơn xin bảo hộ phá sản trong những tháng gần đây. Ông Achim Berg, đối tác cấp cao tại McKinsey & Co, chuyên tư vấn cho các công ty thời trang toàn cầu, cho biết một "cuộc cải tổ ồ ạt" có thể sẽ khiến 20-30% số công ty thuộc chuỗi giá trị - từ các thương hiệu cho đến các nhà bán buôn, các cửa hàng siêu thị - phải đóng cửa hoặc bị mua lại. Thời gian tới, các công ty phương Tây có thể chủ yếu sẽ dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang các địa điểm gần hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và Bắc Phi đối với thị trường châu Âu và Mexico cho các thị trường Bắc Mỹ. Đối với những quốc gia với cơ sở hạ tầng hạn chế và các công nhân tay nghề thấp, sản xuất hàng may mặc là một động cơ kinh tế chủ chốt. Việc vận hành các máy may không đòi hỏi quá nhiều giáo dục hay đào tạo, không như các ngành sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh. Ngoài ra, mức lương thấp cũng giúp đáp ứng nhu cầu của các nước phương Tây về nhu cầu quần áo rẻ. Ngành công nghiệp này đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện các tiêu chuẩn an toàn tại nhà máy, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề, bao gồm các điều kiện làm việc nghèo nàn và sự trả đũa đối với các công nhân tham gia vào các nghiệp đoàn lao động. Quần áo chiếm tới gần 85% thu nhập từ xuất khẩu của Bangladesh và khu vực này tuyển dụng khoảng 4 triệu lao động. Tại Campuchia, cứ 5 hộ gia đình thì sẽ có một hộ có người làm công nhân may mặc và khoảng 75% số hàng xuất khẩu là may mặc, giày dép và túi du lịch. Việt Nam và Ấn Độ cũng là những quốc gia xuất khẩu hàng đầu, theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Giáo sư Raymond Robertson tại Đại học Texas A&M chuyên nghiên cứu về lao động và kinh tế học phát triển, đã nói rằng: "Hiện không có sự thay thế nào cho mô hình may mặc. Đó là lý do tại sao đây không phải là một sự thoái trào tạm thời". Nhiều chủ nhà máy trong khu vực đã phải vật lộn để thu hồi các khoản thanh toán từ các thương hiệu và các nhà bán lẻ chủ yếu, vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự phong tỏa do đại dịch, viện dẫn các điều khoản bất khả kháng hoặc yêu cầu giảm giá sâu cho các mặt hàng đã được sản xuất hoặc sẵn sàng để vận chuyển.Tại Campuchia, gần 250 nhà máy đã phải ngừng hoạt động, bao gồm nhà máy may mặc Gladpeer, chuyên sản xuất áo sơ mi, áo vest và quần áo ngủ cho các thương hiệu như Hennes & Mauritz và nhà bán lẻ Carrefour của Pháp. Công ty do Hong Kong sở hữu đã phải cho toàn bộ hơn 3.500 công nhân Campuchia tạm thời nghỉ việc hồi tháng Tư. Tổng Giám đốc Albert Tan nói rằng nếu không có các đơn đặt hàng mới, họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đóng cửa vô thời hạn. Trong khi đó, ông Ken Loo - Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc của Campuchia - nói rằng trong khi có rất ít công việc mới, rất nhiều nhà máy đang phải chi trả các khoản phí cố định như tiền thuê mặt bằng và máy móc. Một loạt công ty trong số này sẽ không thể vượt qua được cuộc khủng hoảng và điều đó sẽ nhấn chìm lĩnh vực mà sự phát triển của nó gắn chặt với sự tăng trưởng của Campuchia. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết nền kinh tế Campuchia dự kiến sẽ giảm từ 1%-2,9% trong năm nay, kết quả yếu kém nhất kể từ năm 1994 và tỷ lệ đói nghèo có thể tăng từ 3-11% điểm.Cũng theo WB, trên toàn cầu, đại dịch bệnh COVID-19 cũng đã làm gia tăng thêm khoảng 70-100 triệu người sống trong cảnh cực nghèo khổ, với mức sống chưa đến 1,9 USD/người mỗi ngày. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo rằng các doanh nghiệp sẽ cắt giảm khoảng 40% các khoản đầu tư mới ở nước ngoài trong năm nay. Báo cáo của UNCTAD cũng cho biết dòng vốn đến các nước đang phát triển, vốn từ lâu phụ thuộc vào các khoản đầu tư định hướng cho xuất khẩu, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngay cả trước đại dịch, rất nhiều nước đang phải vật lộn đi theo con đường phát triển của Trung Quốc và các quốc gia giàu có hơn ở châu Á. Những nền kinh tế này đã mở rộng nhà máy để sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn, tăng chuỗi giá trị cũng như mức thu nhập. Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở công nghiệp lớn, đa dạng đang ngày càng trở nên khó khăn trước sự chi phối chuỗi cung ứng của Trung Quốc và sự bắt đầu của các ứng dụng tự động hóa.Myanmar, quốc gia nhiều năm ở trong tình trạng kém phát triển, đã xuất hiện trên radar của các nhà sản xuất may mặc vào khoảng năm 2013, khi mà chính quyền quân sự nắm quyền lực trong hàng thập kỷ bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt ngăn chặn các khoản đầu tư vào nước này. EU đã cấp cho Myanmar quyền truy cập miễn thuế vào thị trường của khối theo một chương trình được thiết kế để hỗ trợ các nước kém phát triển nhất thế giới. Hàng trăm nhà máy sở hữu bởi các công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác đã được xây dựng để sản xuất quần áo cho các thương hiệu phương Tây, tìm cách tận dụng mức lương thấp để cạnh tranh với các địa điểm như Trung Quốc, Việt Nam. Myanmar trở thành một phần của mạng lưới sản xuất toàn cầu, trong đó thiết kế được thực hiện ở một nước, hàng dệt được thực hiện ở nước khác và quần áo được may ở địa điểm thứ ba. Riêng năm 2019, hơn 120 nhà máy may mặc mới đã đăng ký ở Myanmar, bao gồm một nhà máy chuyên sản xuất khóa kéo. Myanmar đã xuất khẩu 6,7 tỷ USD hàng may mặc, giày dép và túi trong cùng thời gian nói trên./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Campuchia điều tra mức sống của lao động dệt may mùa COVID-19
12:16' - 21/07/2020
Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia (MLVT) đang tiến hành điều tra về điều kiện sống của lao động dệt may và tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành này tính đến ngày 31/7/2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Fitch Solutions: Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực dệt may
17:01' - 17/07/2020
Theo báo cáo của Fitch Solutions mới đây, Việt Nam, Campuchia và Myanmar nằm trong số những quốc gia châu Á sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng cao trong lĩnh vực phát triển sản xuất hàng may mặc.
-
DN cần biết
Làm gì để tăng liên kết chuỗi trong ngành dệt may?
18:20' - 25/06/2020
Ngày 25/6, tại Nam Định, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức buổi hội thảo "Thúc đẩy liên kết chuỗi trong ngành dệt may”.
-
Doanh nghiệp
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may thấp hơn năm 2019 khoảng 20%
17:13' - 24/06/2020
Dịch COVID -19 khiến hoạt động sản xuất, thương mại toàn cầu bị đình trệ, gián đoạn, thậm chí phá vỡ cả chuỗi cung ứng của nhiều ngành hàng; trong đó có dệt may.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.