Ảnh hưởng của quan hệ Mỹ-Trung đối với các công ty xuyên quốc gia
Trong khuôn khổ Hội nghị thương mại dịch vụ năm 2021 ngày 4/9, Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất về “Ảnh hưởng của xu hướng quan hệ Mỹ-Trung đối với các công ty xuyên quốc gia ở Trung Quốc” tại Diễn đàn toàn cầu hóa doanh nghiệp Trung Quốc lần thứ 8.
Khi các công ty đa quốc gia gặp khó
Sau khi đương kim Tổng thống Joe Biden lên cầm quyền, chính sách kinh tế thương mại đối với Trung Quốc vẫn chưa thể thay đổi trong ngắn hạn, Washington tiếp tục duy trì chính sách thuế quan và tách rời, thậm chí còn tăng cường thúc đẩy. Do đó, câu hỏi được đặt ra là dưới ảnh hưởng của quan hệ Mỹ-Trung và tình hình dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia lớn trên toàn cầu ở Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào, liệu họ có lựa chọn phương án chuyển dịch sang địa bàn khác?
Báo cáo chủ yếu lựa chọn các công ty xuyên quốc gia toàn cầu của Mỹ tại Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích định tính và định lượng. Trong phân tích định tính, báo cáo đã phân tích những rủi ro và thách thức đối với các công ty xuyên quốc gia ở Trung Quốc trên các phương diện như xung đột thương mại Mỹ-Trung, tách rời công nghệ Mỹ-Trung, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và đưa ngành sản xuất của Mỹ quay về trong nước…
Báo cáo cho rằng quan hệ Mỹ-Trung thay đổi đã gây ra những tác động nhất định đối với hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia lớn ở Trung Quốc, đặc biệt ảnh hưởng về vấn đề thuế quan tương đối rộng, khiến chi phí mua sắm của một bộ phận doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc gia tăng.
Hậu quả là có trên 50% công ty xuyên quốc gia vừa duy trì hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, vừa có thái độ quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, hầu hết các công ty xuyên quốc gia chưa có kế hoạch dời hoạt động kinh doanh khỏi thị trường Trung Quốc. Ngược lại, dưới sức hút của thị trường này và sự kích thích của các chính sách cởi mở hơn, hơn 40% các công ty xuyên quốc gia quyết định tăng cường hoạt động kinh doanh ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đồng thời, thông qua phân tích và nghiên cứu dữ liệu đầu tư, báo cáo phát hiện Trung Quốc có sức hấp dẫn khá lớn đối với các công ty xuyên quốc gia, và lực hấp dẫn này đến nay vẫn còn. Trong nghiên cứu định lượng, báo cáo tập trung đến chiến lược kinh doanh của 94/121 doanh nghiệp Mỹ thuộc bảng xếp hạng Fortune Global 500 năm 2020 có hoạt động kinh tế tại Trung Quốc.
Báo cáo này đã đặc biệt tiến hành đánh giá định lượng đối với 94 doanh nghiệp này và 28 doanh nghiệp công nghệ cao khác để tìm hiểu có ai trong số họ có kế hoạch tăng cường đầu tư hoặc rút khỏi thị trường Trung Quốc hay không? Kết quả là hầu hết các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc trong tương lai, hơn nữa một bộ phận sẽ tăng cường đầu tư vào thị trường này.
Báo cáo nhấn mạnh, trong số các công ty xuyên quốc gia của Mỹ ở Trung Quốc, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia công nghệ cao chịu tác động tương đối lớn. Quan hệ Mỹ-Trung là yếu tố quan trọng khiến hoạt động của những công ty này bị tác động, đặc biệt là chính sách tách rời công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc, khi Mỹ đưa ra danh sách thực thể và các biện pháp trừng phạt liên quan nhằm cắt đứt sự hợp tác của các công ty công nghệ và doanh nghiệp Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng. Động thái này khiến các công ty công nghệ cao không thể duy trì hợp tác với các đối tác vốn có và buộc phải rút khỏi các hoạt động kinh doanh có liên quan ở Trung Quốc.
Để hợp tác cùng thắng
Để ứng phó với những tình huống này, CCG đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan hoạch định chính sách, trong đó chú trọng tới việc tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện cho các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia công nghệ cao, đồng thời nhanh chóng thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế số với Mỹ và châu Âu. Cùng với đó, tăng cường giao lưu nhân dân, tính toán đề xuất thiết lập cơ chế đối thoại giao lưu nhân dân Mỹ-Trung tương tự như cơ chế Trung Quốc-châu Âu.
Bên cạnh đó, các cơ quan hoạch định chính sách cũng cần thúc đẩy hợp tác trên phương diện chống biến đổi khí hậu, chủ yếu tìm kiếm sự hợp tác trên các lĩnh vực như tài chính xanh, đẩy mạnh hợp tác quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là khu vục thương mại tự do có quy tắc thương mại kỹ thuật số tương đối hoàn thiện duy nhất hiện nay, do đó Trung Quốc cần tiếp tục thúc đẩy gia nhập CPTPP, thúc đẩy thành lập quy tắc thương mại kỹ thuật số trong nước, đồng thời tăng cường mức độ mở cửa, thuận theo tiến trình “thúc đẩy mở cửa toàn bộ ngành sản xuất thông thường và mở cửa có trật tự ngành viễn thông” trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”.
Thỏa thuận đầu tư song phương giữa Mỹ và Trung Quốc cũng cần được tái khởi động để thiết lập khung hợp tác Mỹ-Trung. Mỹ và Trung Quốc có thể cùng nhau nới lỏng các hạn chế về tiếp cận doanh nghiệp và cạnh tranh thị trường. Trong khi đó, các bộ ngành thuộc Chính phủ Trung Quốc cần tăng cường trao đổi và kết nối với các công ty xuyên quốc gia, giải thích và thuyết minh về các quy định pháp luật và chính sách liên quan, đồng thời tăng cường thực thi pháp luật trên phương diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh.
Đối với các công ty xuyên quốc gia, CCG kiến nghị doanh nghiệp cần đánh giá đầy đủ các khả năng, thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng, thực hiện các biện pháp giảm sốc đối với khủng hoảng. Trong quản lý các công ty xuyên quốc gia ở Trung Quốc, sau khi hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhất định trong hoạt động kinh doanh trên toàn cầu của một công ty xuyên quốc gia, ban quản trị công ty đó cần chuyển một phần năng lực quản lý sang Trung Quốc nhằm bảo đảm sự kết nối tích cực giữa bộ phận hoạt động ở Trung Quốc và trụ sở chính của doanh nghiệp, duy trì sự hiểu biết chuyên sâu đối với thị trường.
Doanh nghiệp cũng nên tham gia tích cực hơn vào việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), nâng cao mức độ nội địa hóa và xây dựng thương hiệu./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Ngành tài chính Mỹ quan tâm đến sự hợp tác tại Trung Quốc
10:44' - 30/08/2021
Tự do hóa tài chính và cải cách quỹ lương hưu ở Trung Quốc khiến giới kinh doanh Mỹ quan tâm hơn đến sự hợp tác với Trung Quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thâm hụt thương mại dịch vụ của Trung Quốc tháng 7/2021 tiếp tục tăng
21:25' - 27/08/2021
Báo cáo ngày 27/8 từ Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho hay, nước này tiếp tục chịu thâm hụt thương mại dịch vụ trong tháng 7/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Ba nỗi lo lớn của nền kinh tế thế giới
06:30' - 05/07/2021
Trong bối cảnh các nước liên tục "bơm tiền", triển vọng nền kinh tế thế giới đang tràn đầy hy vọng, song đằng sau đó lại là ba nỗi lo lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.