APEC 2017: Chênh lệch trình độ phát triển cản trở sự liên kết trong ngành công nghiệp ô tô
Phát biểu khai mạc Đối thoại về công nghiệp ô tô lần thứ 26 của APEC tại Hà Nội diễn ra ngày 11/5, ông Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Công Thương cho biết: “Ngành công nghiệp ô tô trong khu vực APEC vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn (về trình độ phát triển) giữa các nền kinh tế. Dường như điều đó đang gây cản trở việc chuyển giao công nghệ cũng như thúc đẩy sự liên kết giữa các nền kinh tế này”.
Vì vậy, ông Phúc cho rằng APEC cần ưu tiên hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC để phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế thành viên APEC cần hợp tác một cách hiệu quả trong việc xây dựng năng lực để nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô; trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như tiếp cận thị trường, quản lý nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cùng với các tiêu chuẩn môi trường để phát triển bền vững.
Liên quan tới vấn đề tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Phúc dự báo cuộc cách mạng này sẽ dẫn tới việc tái cấu trúc hệ thống sản xuất công nghiệp toàn cầu, không chỉ về mặt công nghệ mà còn về mặt quản lý và thiết lập các mô hình kinh doanh mới.
Ông Phúc nhấn mạnh các xu hướng công nghệ mới có thể làm gián đoạn các chuỗi giá trị và dẫn tới sự chuyển dịch một phần đáng kể sản lượng toàn cầu từ những nước đang phát triển sang những nước phát triển. Việc tiếp cận thị trường cuối (thị trường tiêu dùng) có thể trở nên quan trọng hơn so với thị trường đầu vào.
Vì vậy, theo ông Phúc, trong bối cảnh tăng trưởng trong ngành công nghiệp ô tô vào khoảng 4-6%/năm nhờ vào dòng vốn FDI chủ động và chiếm phần lớn trong khu vực APEC, việc cải thiện thị trường và môi trường đầu tư sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp ô tô.
Đối thoại về công nghiệp ô tô lần thứ 26 là một sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM2) đang diễn ra tại Hà Nội.
Tại cuộc đối thoại, các đại biểu sẽ thảo luận về hiện trạng ngành công nghiệp ô tô và thị trường ô tô ở các nền kinh tế thành viên APEC và những tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với ngành công nghiệp ô tô khu vực.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chính sách/quy định đối với ngành công nghiệp ô tô, việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn, quy định và xu hướng phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô khu vực APEC.
Với sản lượng lên đến 60 triệu chiếc/năm và tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 4 triệu người, ngành công nghiệp ô tô đang đóng vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế APEC.
Đối với Việt Nam, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ô tô hiện sản xuất và lắp ráp khoảng 500.000 chiếc/năm và tạo ra 80.000 việc làm trực tiếp. Riêng năm 2016, ngành đã đạt tốc độ tăng trưởng 29% và đóng góp gần 3% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tiếp tục các cuộc họp của APEC về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
07:39' - 11/05/2017
Ngày 11/5, Hà Nội tiếp tục diễn ra các cuộc họp của các nhóm công tác, các tiểu ban của APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ngày làm việc thứ 2 Hội nghị SOM 2
21:07' - 10/05/2017
Ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Sẽ diễn ra Đối thoại chính sách về phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật số
18:18' - 10/05/2017
Dự kiến khoảng 200 hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại một số địa phương của Việt Nam trong năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việc làm cho người khuyết tật -Nhìn từ các nền kinh tế thành viên APEC
17:27' - 10/05/2017
Ngày 10/5, tại Hà Nội, Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) và Nhóm Bạn về người khuyết tật (GOFD) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề về thúc đẩy việc làm của người khuyết tật.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật
14:04' - 10/05/2017
Ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (SOM2) và các cuộc họp liên quan tiếp tục ngày làm việc thứ hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu có giải pháp đối với việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trước ngày 15/8
19:45'
Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chậm nhất trước ngày 15/8/2022 tổ chức họp báo, giao ban với các địa phương để xác định nguyên nhân chậm trễ và có giải pháp xử lý,
-
Kinh tế Việt Nam
Dư hơn 355 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn: Bao giờ phân bổ được?
19:29'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến, sau khi Chính phủ đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đợt 3 thì vẫn còn dư 355.483,485 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần gần 4.200 tỷ đồng GPMB cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
18:57'
UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có văn bản đề nghị cấp vốn năm 2022 để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều gì khiến Bình Dương đạt xuất siêu 6,6 tỷ USD?
18:11'
Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 15,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
15:49'
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để khắc phục triệt để các bất cập, tồn tại thu phí ETC?
15:35'
Nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng một tháng để giải quyết các bất cập, tồn tại thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44'
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhà hát tại Hồ Tây: Đảm bảo tính pháp lý và kiến trúc
14:17'
Thành phố Hà Nội tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, minh bạch
13:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng.