APEC 2017: Đưa APEC gần hơn tới người dân và doanh nghiệp
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã kết thúc hai ngày làm việc (17-18/5) , khép lại đợt Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan.
Trong ngày làm việc cuối cùng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch SOM APEC 2017 , Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị đã thảo luận những định hướng hợp tác dài hạn của APEC, những đề xuất cải cách hoạt động của bộ máy APEC theo hướng hiệu quả hơn trong thúc đẩy những sáng kiến phục vụ thiết thực lợi ích của doanh nghiệp và người dân.
Với tổng số gần 50 cuộc họp, Hội nghị đã thu hút sự tham gia của khoảng 2300 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, cộng đồng doanh nghiệp, học giả, các tổ chức quốc tế và nhiều bộ, ban, ngành của Việt Nam.
Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan có vai trò then chốt trong thúc đẩy triển khai chủ đề và bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thông qua tại Hội nghị SOM 1 tháng 3/2017 ở Nha Trang.
Đợt hội nghị lần này bao gồm nhiều hoạt động quan trọng, định hướng hợp tác dài hạn của APEC, như Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai; Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực; Hội nghị toàn thể Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC).
Diễn ra trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc, Hội nghị đã mang lại nhiều kết quả cụ thể:
Thứ nhất, các thành viên tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ vai trò của APEC là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết vì thịnh vượng chung của châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, APEC quyết tâm tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư theo lộ trình đề ra vào năm 2020. Các thành viên nhất trí việc thực hiện Mục tiêu Bogor cần gắn với việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân, doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững.
Thứ hai, Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, hoạt động đầu tiên bàn về tương lai APEC với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan, đã nhất trí tầm nhìn APEC sau 2020 là một nội dung quan trọng, cần được thúc đẩy thảo luận trong năm 2017.
Đối thoại đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực về tầm nhìn, khung thời gian, mục tiêu, nội hàm hợp tác, các bước cụ thể để xây dựng tầm nhìn. Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) sẽ là cơ sở để chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Thứ ba, Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đây là kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC 2017, dự kiến sẽ trình lên các Lãnh đạo APEC.
Là sáng kiến của Việt Nam trong vai trò chủ nhà, Khuôn khổ được kỳ vọng góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu mới về công nghệ số, triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng và bao trùm.
Thứ tư, các cuộc họp đã rà soát, thúc đẩy việc triển khai các chương trình dài hạn của APEC, đặc biệt là Chương trình hành động riêng của từng thành viên nhằm triển khai Chương trình nghị sự APEC mới về cải cách cơ cấu ; Kế hoạch tổng thể Kết nối APEC ; Lộ trình APEC về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ; Tuyên bố Lima của APEC về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).
Nhiều đề xuất mới gắn với bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thảo luận và thúc đẩy. Nổi bật là đề xuất xây dựng “Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC”, với mục tiêu tạo điều kiện để mọi người dân đều được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết.
Sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ đang tạo ra những thách thức mới về khoảng cách phát triển, chuyển đổi việc làm, nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình toàn cầu hóa các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bị bỏ lại phía sau… Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất nhiều sáng kiến khác về hợp tác chuyên ngành.
Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017. Những kết quả đạt được tại Hội nghị SOM 2 sẽ là cơ sở quan trọng để các thành viên APEC tiếp tục thảo luận ở cấp làm việc cũng như tại các Hội nghị Bộ trưởng sẽ diễn ra trong những tháng tới bao gồm Hội nghị Bộ trưởng P hụ trách T hương mại tại Hà Nội từ ngày 20 – 21/5 .
Với việc đăng cai tổ chức các hoạt động APEC lần này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và coi châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế hợp tác ở khu vực như Diễn đàn APEC, là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.
Ngoài các sáng kiến đã nêu, tại các cuộc họp lần này, trong vai trò chủ nhà, 6 bộ, ngành của Việt Nam đã đảm nhận vai trò chủ tịch , đ ồng chủ tịch các ủy ban, nhóm công tác hoặc chủ trì các hoạt động, bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng.
T rong dịp này, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức: Các quan chức cao cấp thăm Nhà sàn Bác Hồ, các đại biểu Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương tham quan Sapa...
Với các hoạt động này, thành phố Hà Nội cùng nhiều địa phương đã giới thiệu đến bạn bè APEC những nét đặc sắc của phong cảnh, văn hóa, con người, tiềm năng thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam. /.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Học hỏi kinh nghiệm để có lộ trình phù hợp trong cải cách thuế
15:55' - 18/05/2017
Những chia sẻ kinh nghiệm của các nước thành viên APEC sẽ giúp Việt Nam có những bài học quý để xây dựng chính sách và hướng tới phát triển hạ tầng trong dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC bàn về 4 vấn đề ưu tiên của năm 2017
13:25' - 18/05/2017
Ngày 18/5, Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC (SFOM), trong khuôn khổ tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 đã khai mạc tại Ninh Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thiết bị di động và công cụ số mang lại cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp
13:14' - 18/05/2017
Công nghệ thông tin vô cùng quan trọng, một lượng lớn người dân đều sở hữu điện thoại thông minh và kết nối với Internet.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số- Cơ hội cho tương lai
12:06' - 18/05/2017
Những tiến bộ lớn về công nghệ như số hóa, in 3D, dây chuyền sản xuất tự động… hứa hẹn giúp tăng năng suất lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực kết nối thương mại xuyên biên giới
12:01' - 18/05/2017
Các doanh nghiệp trong khu vực vẫn đang phải đối mặt với một loạt các thách thức. Việc tìm kiếm lợi nhuận từ thương mại quốc tế vẫn còn khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.