Argentina sẽ duy trì tốc độ phá giá đồng tiền chậm
Trả lời phỏng vấn với Radio con Vos, Bộ trưởng Guzman cho biết Argentina gặp “vấn đề nghiêm trọng” với thâm hụt tài khóa vì đại dịch COVID-19, nhưng nền kinh tế thực đang có “dấu hiệu phục hồi” và việc mất giá đồng nội tệ không phản ánh tình trạng thực sự của nền kinh tế vĩ mô của đất nước.
Tuy nhiên, ông Guzman thừa nhận rằng kỳ vọng phá giá tiền tệ sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, nhưng cho rằng sự ổn định hối đoái không thể đạt được “một sớm một chiều”. Vào đầu tháng này, Ngân hàng trung ương Argentina cho biết sẽ cho phép thả nổi có quản lý đồng peso khi ngân hàng tìm cách điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình trong bối cảnh bất ổn kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá niêm yết trên thị trường tiền tệ phi chính thức của Argentina ngày 22/10 đạt mức 143%, do các nhà đầu tư mất niềm tin và nhu cầu thị trường “chợ đen” đối với đồng USD tăng mạnh. Trước đó ngày 22/10, Viện Thống kê và Điều tra Argentina (INDEC) cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-8/2020 đã suy giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Nền kinh tế Argentina đã phải chịu những tác động của các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội nghiêm ngặt mà Chính phủ Argentina nước này buộc phải áp dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Argentina sẽ yêu cầu IMF cho hoãn trả khoản vay 44 tỷ USD
08:06' - 09/10/2020
Kinh tế Argentina đã rơi vào suy thoái kể từ năm 2018 và lạm phát của nước này vượt hơn 40%. Tình trạng nghèo đói và thất nghiệp đã tăng vọt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05'
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.