Australia đối mặt nguy cơ thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử
Tại buổi cập nhật tình hình kinh tế trước Quốc hội Australia, ngày 12/5, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết mức thâm hụt ngân sách quốc gia tính đến cuối tháng 3/2020 là 22,4 tỷ AUD (tương đương 14,3 tỷ USD), cao hơn gần 10 tỷ AUD (6,4 tỷ USD) so với dự báo của chính phủ trong bản cập nhật ngân sách công bố hồi tháng 12/2019.
Trong khi, các khoản thu thuế là 11,3 tỷ AUD (7,2 tỷ USD) thấp hơn so với dự báo cùng thời điểm.
Ông Frydenberg cho biết theo kế hoạch số liệu ngân sách Australia tài khóa 2020-2021 sẽ được công bố vào ngày hôm nay song chính phủ liên bang buộc phải trì hoãn cho tới tháng 10/2020 để có thể đánh giá được toàn diện nhất những tổn hại kinh tế mà đại dịch COVID-19 đã gây ra cho “xứ Chuột túi”.
Ông Frydenberg xác nhận, để đối phó với đại dịch, Canberra đã phân bổ các gói kích thích kinh tế lên tới hơn 230 tỷ AUD (147,2 tỷ USD), bao gồm cả chương trình trợ cấp tiền lương cho người lao động, trị giá 130 tỷ AUD (83,2 tỷ USD). Điều này khiến mọi số liệu kinh tế đều bị "đội" lên và vượt khỏi các dự đoán trước đó.
Tại cuộc họp Nội các Australia vào cuối tuần trước, Thủ tướng Scott Morrison cho biết nền kinh tế Australia đang bị thiệt hại khoảng 4 tỷ AUD (2,6 tỷ USD) mỗi tuần do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan đang được áp dụng.
Những thiệt hại này gây sức ép lớn lên chính phủ liên bang và chính quyền các tiểu bang về việc xem xét nới lỏng các hạn chế, nhưng nhấn mạnh mục tiêu phát triển nền kinh tế “an toàn với COVID-19”.
Người phụ trách lĩnh vực ngân khố của Công đảng đối lập, Jim Chalmers, kêu gọi chính phủ liên bang nới lỏng các lệnh hạn chế xã hội một cách thận trọng, trong bối cảnh lo ngại một làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai có thể khiến nền kinh tế Australia tổn thất hàng trăm triệu AUD mỗi tuần.
Ông Chalmers cho biết rõ ràng cuộc khủng hoảng đã “tàn phá” cả về kinh tế và sức khỏe của “xứ Chuột túi”, Tuy nhiên, Australia cần phải đảm bảo một cách chắn chắn rằng sự mở cửa trở lại của nền kinh tế sẽ không dẫn đến một nguy cơ bùng phát đại dịch lần thứ hai.
Nhà kinh tế học Chris Richardson thuộc Công ty nghiên cứu kinh tế Deloitte Access Economics dự báo Australia sẽ duy trì mức thâm hụt ngân sách cao nhất lịch sử trong hai tài khóa tới, với 143 tỷ AUD (91,52 tỷ USD) tài khóa 2020-2021 và 132 tỷ AUD (84,5 tỷ USD) tài khóa 2021-2022.
Hồi tháng 4/2019, Australia tuyên bố đạt được mức thặng dư ngân sách 7,1 tỷ AUD (4,5 tỷ USD) trong tài khóa 2019-2020, lần đầu tiên sau 12 tài khóa.
Ông Frydenberg khi đó khẳng định Australia đã quay về giai đoạn phồn thịnh và sẽ tiếp tục duy trì mức thặng dư trong các năm tiếp theo, tiến tới trả hết các khoản nợ chính phủ vào năm 2030.
Trong bản dự báo công bố tháng 12/2019, Canberra đã điều chỉnh mức thặng dư ngân sách tài khóa 2020-2021 lên ngưỡng 5 tỷ AUD (3,2 tỷ USD), trước khi cuộc khủng hoảng cháy rừng và đại dịch COVID-19 “tấn công” nền kinh tế Australia./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Australia lên kế hoạch tái khởi động ngành du lịch nội địa
16:30' - 07/05/2020
Ngành du lịch nội địa của Australia sẽ tái khởi động từ tháng 7 tới khi các doanh nghiệp du lịch bước vào quá trình phục hồi chậm sau khủng hoảng cháy rừng và đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xây dựng nền kinh tế “an toàn với COVID-19”
18:52' - 05/05/2020
Australia đang tập trung bàn thảo về các biện pháp hỗ trợ hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 và xây dựng nền kinh tế an toàn với COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Australia thiệt hại hàng tỷ USD mỗi tuần
15:28' - 05/05/2020
Kinh tế Australia sẽ chịu thiệt hại 4 tỷ AUD (2,5 tỷ USD) mỗi tuần nếu các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 tiếp tục được áp dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.