Australia lên kế hoạch đa dạng hóa đầu tư nước ngoài
Australia đang lên kế hoạch đa dạng hóa đầu tư nước ngoài, bao gồm hợp tác với các công ty châu Âu và Nhật Bản về sản xuất vaccine mRNA và các dự án sản xuất hydro sạch, để bù đắp cho sự sụt giảm nhanh của đầu tư từ Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch đa dạng hóa đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này giảm 48% vào năm 2020, chủ yếu là do tác động của đại dịch COVID-19. Đặc biệt, trong năm ngoái, đầu tư từ Trung Quốc giảm 61%, nối tiếp xu hướng giảm trong 5 năm qua. Kế hoạch dự kiến sẽ tập trung vào các thị trường châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, đồng thời tăng gấp đôi nguồn vốn đầu tư từ các nước châu Âu bao gồm Đức, Tây Ban Nha và Pháp. Cụ thể, kế hoạch đề ra mục tiêu thu hút đầu tư vào xe ô tô điện, xe tải và xe buýt từ các công ty Thụy Điển và Đức và đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo từ các công ty Pháp. Australia cũng khuyến khích các công ty Nhật Bản và Đức hợp tác với các công ty trong nước trong các dự án sản xuất năng lượng hydro sạch, và sản xuất vaccine mRNA. Đáng chú ý, Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison sẽ tận dụng hiệp ước quốc phòng AUKUS mới được ký kết gần đây với Mỹ và Anh để đảm bảo đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực quốc phòng, vụ trũ và các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Australia đang ngày càng lo ngại rằng chính phủ liên bang sẽ không thể đảm bảo đầu tư vào các ngành công nghiệp mới nổi như sản xuất hydro và vũ trụ trừ khi tìm được các nguồn FDI mới.Bên cạnh đó, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison cũng mong muốn củng cố các chuỗi cung ứng quan trọng đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan nhấn mạnh, Australia cần đa dạng hóa nguồn vốn FDI theo cách giống như nước này đang làm đối với thương mại, hàng hóa và dịch vụ của mình. Năm 2001, nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Australia là từ Anh, chiếm 26% trong tổng số 892 tỷ AUD (667,88 tỷ USD) của năm đó. Mỹ chiếm 25,9%, trong khi các quốc gia thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chiếm 43%. Trong năm 2020, tỷ trọng đầu tư nước ngoài từ Anh giảm xuống còn 18,5%. Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Australia, chiếm 23,4%.Đầu tư từ Trung Quốc đại lục ở mức 2%, tăng so với mức 0,6% được ghi nhận vào năm 2001, trong khi đầu tư từ Hong Kong (Trung Quốc) ở mức 3,5%. Các quốc gia thành viên APEC vẫn đóng góp 44% tổng vốn FDI tại Australia.
Khai khoáng hiện là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Australia, tiếp theo là các lĩnh vực tài chính và bất động sản./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Origin bán hơn 1,4 tỷ USD cổ phần trong liên doanh LNG tại Australia cho EIG
11:04' - 25/10/2021
Tập đoàn năng lượng Australia Origin vừa hoàn tất ký kết thỏa thuận bán 10% cổ phần tại liên doanh khai thác khí tự nhiên Australia Pacific LNG 1,48 tỷ USD cho công ty đầu tư năng lượng toàn cầu EIG.
-
Thị trường
Nguồn cung năng lượng tái tạo của Australia chạm mức kỷ lục
10:45' - 22/10/2021
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung điện năng ra thị trường của Australia đã đạt mức cao kỷ lục hơn 60%.
-
Hàng hoá
Hàng hóa xuất khẩu của Australia có nguy cơ chịu thuế cao hơn
15:49' - 21/10/2021
Hàng hóa xuất khẩu của Australia có nguy cơ chịu thuế cao hơn nếu nước này không thông qua mục tiêu giảm lượng khí thải carbon xuống 0 vào năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.