Australia nới lỏng điều kiện cấp thị thực việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, chính sách nhập cư của Australia cho phép sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể đăng ký ở lại quốc gia này theo một loại thị thực việc làm trong thời hạn từ 18 tháng đến 4 năm. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để được cấp thị thực này là sinh viên phải có ít nhất 24 tháng sống và học tập tại Australia.
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã khiến một số lượng lớn sinh viên quốc tế phải rời khỏi nước này và chuyển sang chế độ học trực tuyến từ xa. Thời gian lưu trú bị thu hẹp, cùng với việc Australia đóng cửa biên giới sẽ khiến nhiều sinh viên quốc tế đối diện với nguy cơ không đủ tiêu chuẩn để đăng ký ở lại theo diện thị thực việc làm sau tốt nghiệp.
Để tạo điều kiện cho nhóm các đối tượng này, Chính phủ Australia dự kiến sẽ nới lỏng các yêu cầu bắt buộc cho phép sinh viên quốc tế được đăng ký dạng thị thực việc làm sau tốt nghiệp, bất kể đã học tập trên đất Australia hay theo học trực tuyến tại nước ngoài.
Đây được xem là một nỗ lực của Canberra nhằm tăng cường khả năng giữ chân sinh viên quốc tế, đặc biệt là hướng tới các đối tượng sinh viên châu Á, hiện đang có rất nhiều lựa chọn điểm đến du học ngoài Australia, như Mỹ, Anh và Canada...
Trong nhiều tháng nay, kể từ khi đại dịch bùng phát, các trường đại học tại Australia đã liên tục cảnh báo về những tổn thất mà ngành giáo dục và cả nền kinh tế nước này sẽ phải hứng chịu nếu chính phủ không có các biện pháp hỗ trợ và lôi kéo sinh viên quốc tế quay trở lại học tập.
Đầu tháng 6, Chính phủ Australia tiết lộ đang xem xét việc đưa sinh viên quốc tế trở lại học tập trong nước dưới các hình thức tổ chức chuyến bay đặc biệt, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo một “môi trường kiểm soát chặt chẽ” và theo các kế hoạch được phê duyệt trước.
Các trường đại học tại bang New South Wales, địa phương có dân số đông nhất Australia, đã liên lạc với chính phủ tiểu bang để trình kế hoạch đưa 250 sinh viên quốc tế đến thành phố Sydney mỗi ngày, dự kiến trong vòng 100 ngày, với các chuyến bay bắt đầu trong vòng vài tuần tới. Trong khi đó, bang Victoria, địa phương sầm uất thứ hai của Australia, đã đệ trình một kế hoạch tương tự dành cho 7.000 sinh viên quốc tế mong muốn quay trở lại học tập tại các trường đại học thuộc địa bàn bang.
Tuy nhiên, trong hơn hai tuần qua, số ca nhiễm virus SAR-CoV-2 tại bang Victoria bất ngờ tăng đột biến, khiến địa phương này ban hành các lệnh phong tỏa tại hơn 30 điểm nóng đang bùng phát dịch bệnh. Ngày 6/7, lần đầu tiên trong vòng 100 năm, biên giới giữa bang New South Wales và bang Victoria cũng đã chính thức bị đóng cửa vô thời hạn.
Tình cảnh này khiến kế hoạch đưa sinh viên quốc tế trở lại Australia để kịp nhập học vào học kỳ 2/2020 (thường bắt đầu vào tháng 7 hằng năm) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là có khả năng tạm hoãn vô thời hạn.
Không chỉ hai bang lớn nhất Australia bị ảnh hưởng, thành phố Canberra, địa phương dự kiến sẽ tiên phong thử nghiệm kế hoạch đưa 350 sinh viên quốc tế trở lại học tập trong tuần đầu tháng 7, cũng đã quyết định hoãn kế hoạch nói trên. Đại học Canberra cho biết hội đồng quản trị của trường sẽ tiếp tục nghiên cứu chi tiết các phương án để trước mắt có thể thử nghiệm đưa một nhóm nhỏ sinh viên quốc tế an toàn trở lại địa phương này học tập.
Sau khi đại dịch bùng phát vào tháng Hai, số lượng sinh viên quốc tế tại Australia liên tục sụt giảm, khoảng 61.400 người, chiếm 41% tổng số sinh viên quốc tế so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 3, xu hướng này tiếp tục tăng thêm 10% và cho tới tháng 4, chỉ có 30 sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Australia, so với con số 46.480 sinh viên của tháng 4 năm ngoái.
Theo nghiên cứu của Viện Mitchell thuộc Đại học Victoria, các trường đại học của Australia sẽ thiệt hại từ 10 đến 19 tỷ AUD (tương đương 6,8 - 12,9 tỷ USD) tùy thuộc vào thời điểm nước này mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế. Nghiên cứu cũng cho biết doanh thu của các trường đại học đang ngày càng phụ thuộc vào sinh viên quốc tế và việc sinh viên quốc tế không thể đến Australia sẽ khiến các lĩnh vực kinh tế liên quan như kinh doanh nhà cho thuê, ăn uống, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác thiệt hại lên đến 38 tỷ AUD (28 tỷ USD) trong ba năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bang Victoria của Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 hàng ngày tăng cao
15:10' - 07/07/2020
Truyền thông ngày 7/7 đưa tin bang Victoria của Australia ghi nhận số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới là 191 ca trong 24 giờ qua, mức tăng hằng ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Lần đầu trong 100 năm Australia đóng biên giới hai bang đông dân nhất
13:30' - 06/07/2020
Ngày 6/7, Thủ hiến bang Victoria của Australia, ông Daniel Andrews thông báo biên giới giữa bang này và bang New South Wales sẽ đóng vô thời hạn từ ngày 7/7, sau đợt bùng phát mới COVID-19 ở Victoria.
-
Tài chính
Australia đầu tư gần 130 triệu USD phát triển ngành công nghiệp tái chế rác thải
11:33' - 06/07/2020
Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley cho biết Quỹ Hiện địa hóa Rác thải tái chế là trọng tâm trong kế hoạch đại tu ngành công nghiệp tái chế của Chính phủ Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Các ổ dịch COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi kinh tế Australia
07:53' - 06/07/2020
Báo cáo triển vọng kinh tế của hãng tư vấn Deloitte Access công bố ngày 6/7 ước tính kinh tế Australia sẽ thu hẹp 3% trong năm nay và Victoria có thể là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Thị trường
Australia hướng vào thị trường nội địa để hồi sinh ngành du lịch
06:00' - 05/07/2020
Hình ảnh từng đoàn người cưỡi trên lưng lạc đà, lững thững nối đuôi nhau di chuyển dưới ánh hoàng hôn, đã trở thành một biểu tượng “ghi dấu” của bãi biển Cable Beach thuộc vùng Broome ở Tây Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tìm hiểu thông tin để bảo hộ công dân sau vụ động đất
17:12'
Ngay sau trận động đất có độ lớn 7,8 ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã liên hệ với các chính quyền địa phương để làm tốt công tác bảo hộ công dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật thiệt hại vụ động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ: Hơn 360 người thiệt mạng
15:00'
Đến đầu giờ chiều 6/2 (giờ Việt Nam), số nạn nhân thiệt mạng trong cơn địa chấn này đã lên tới hơn 360 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria.
-
Kinh tế & Xã hội
Nổ tại đường ống dẫn khí đốt ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ
14:58'
Hãng IHA đưa tin đã xảy ra vụ nổ làm rung chuyển một đường ống dẫn khí đốt ở tỉnh Hatay, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, do hậu quả từ trận động đất có độ lớn 7,8 vào sáng 6/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng bắt đầu đóng đèo Prenn để nâng cấp, mở rộng
14:56'
Lực lượng chức năng của tỉnh Lâm Đồng và đơn vị thi công đã tiến hành lập chốt chặn, cấm các phương tiện di chuyển trên tuyến đèo Prenn (cửa ngõ chính vào thành phố Đà Lạt theo hướng Quốc lộ 20).
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu: Tàu AH SHIN chở hơn 4.500 ô tô không còn dấu hiệu cháy và khói
13:34'
Hiện tàu AH SHIN chở 4.530 ô tô đang nổ máy tại khu vực cách mũi Vũng Tàu khoảng 25 hải lý về hướng Đông Nam, không có dấu hiện cháy, khói phát ra từ tàu.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe container lật chắn ngang đường gây ách tắc giao thông
13:17'
Sáng 6/2/2023, tại km128+770m Quốc lộ 6, xe container do không làm chủ được tốc độ đã đâm vào vách núi khiến chiếc xe lật nghiêng, chắn ngang đường.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguy cơ gián đoạn nhiều dịch vụ vận tải do đình công trên toàn nước Pháp
13:12'
Dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không tại Pháp có thể bị gián đoạn nghiêm trọng trong ngày 7/2 do tác động của cuộc đình công toàn quốc nhằm phản đối kế hoạch cải cách về lương hưu.
-
Kinh tế & Xã hội
Ít nhất 100 người thiệt mạng vì động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
12:29'
Trận động đất có độ lớn 7,8 tại ở miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới Syria đã khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng: Điều tra, xử lý vụ khai thác rừng trái pháp luật tại Đam Rông
10:54'
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ khai thác rừng trái pháp luật tại tiểu khu 216, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông.