Australia sẽ cấm xuất khẩu cừu sống bằng đường biển và đường không
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Murray Watt thông báo sẽ ban hành lệnh cấm xuất khẩu cừu sống, bằng cả đường không và đường biển, thực hiện đúng cam kết mà Công đảng đã đưa ra trước khi đắc cử vào vị trí điều hành đất nước nhiệm kỳ 2022-25.
Phát biểu với kênh truyền hình ABC ngày 3/6, ông Watt khẳng định việc loại bỏ các hình thức buôn bán cừu sống sẽ được Chính phủ Australia thực hiện, nhưng ít nhất là sau ba năm nữa. Hiện tại Canberra chưa ấn định thời gian cụ thể, nhằm tạo lộ trình chuyển đổi an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gia súc và giới chăn nuôi trong nước.Xuất khẩu gia súc sống là một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ngành nông nghiệp Australia. Mỗi năm, nước này xuất khẩu khoảng 2 triệu con cừu, mang lại doanh thu ước đạt 93 triệu AUD (65 triệu USD), với các điểm đến chính là Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Oman, Jordan, Israel và Malaysia.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Australia cho thấy, trong năm 2021, có 552.957 con cừu sống đã được xuất khẩu bằng đường biển, trong khi xuất khẩu qua đường hàng không là 22.572 con, với chỉ một trường hợp tử vong được ghi nhận. Mặc dù mang lại lợi nhuận cao, nhưng hoạt động xuất khẩu cừu sống từ lâu đã vấp phải sự phản đối của các nhóm bảo vệ môi trường và động vật. Họ cho rằng, trong quá trình chuyên chở, cừu rất dễ bị chết do nắng nóng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.Tháng 8/2017, một đoạn video được phát trên chương trình tin tức “60 phút" của kênh truyền hình Nine News đã gây chấn động dư luận Australia, khi tiết lộ hình ảnh hơn 2.400 con cừu nằm chết la liệt trên một boong tàu chở cừu sống xuất khẩu từ Australia đi tới Qatar, do nắng nóng.
Người dân Australia phẫn nộ và coi đó là hành động ngược đãi động vật. Kể từ đó, rất nhiều các cuộc biểu tình, chiến dịch kêu gọi Chính phủ Australia cần khẩn trương ban hành lệnh cấm xuất khẩu cừu sống trên mọi phương thức vận tải. Bộ trưởng Watt cho biết chính phủ cam kết sẽ đồng hành cùng người dân, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho ngành nông nghiệp nội địa. Thời gian và phương thức thực thi lệnh cấm nói trên sẽ chỉ được ban hành sau khi chính phủ đã tham khảo ý kiến của ngành công nghiệp, với các chính quyền tiểu bang và toàn bộ các bên liên quan khác, về việc loại bỏ xuất khẩu cừu sống.Bên cạnh đó, ông Watt cũng khẳng định không có kế hoạch chấm dứt hoặc loại bỏ hoàn toàn hoạt động buôn bán xuất khẩu gia súc sống tại Australia, bao gồm các loại vật nuôi như bò, lợn, gà…
Bang Tây Australia là nơi chăn nuôi và kinh doanh cừu lớn nhất Australia, với khoảng 1,4 triệu con cừu được xuất khẩu bằng đường biển mỗi năm, chiếm khoảng 75% ngành xuất khẩu động vật sống của Australia.Thủ hiến bang này Mark McGowan cho biết các biện pháp bảo vệ thích hợp đã được áp dụng để duy trì hoạt động buôn bán gia súc sống, bao gồm việc ngừng xuất khẩu trong mùa hè khi nhiệt độ lên cao và nắng nóng, cũng như tiến hành kiểm tra thường xuyên và bổ sung nhân viên thú y giám sát trên tàu trong suốt quá trình vận chuyển gia súc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia cân nhắc hạn chế xuất khẩu khí đốt
09:58' - 03/06/2022
Australia đang cân nhắc các biện pháp để đảm bảo duy trì đủ lượng khí đốt dành cho thị trường nội địa, không loại trừ việc thắt chặt xuất khẩu và thiết lập một kho dự trữ khí đốt ở bờ biển phía Đông.
-
Bất động sản
Giá nhà ở Australia giảm lần đầu tiên sau gần 2 năm
16:47' - 01/06/2022
Giá nhà trung bình tại Australia trong tháng 5 đã ghi nhận mức giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2020, với mức giảm cao nhất ở Sydney và Melbourne, hai thị trường bất động sản lớn nhất của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
09:00' - 03/05/2025
Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Khai mạc Gia Lai Coffee Festival 2025
20:32' - 30/04/2025
Tối 30/4, Chương trình Gia Lai Coffee Festival 2025 với chủ đề "Bazan đi khắp ba miền" đã được khai mạc, nhằm chia sẻ và quảng bá cà phê chất lượng cao của Gia Lai đến thị trường trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập
15:40' - 30/04/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành kế hoạch số 2955/KH-BCT ngày 24/4/2025 về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương năm 2024-2025.
-
DN cần biết
Thông tin về thời gian thông quan hàng hóa các cửa khẩu tại Lạng Sơn dịp nghỉ Lễ 1/5
11:22' - 30/04/2025
Tại cặp cửa khẩu Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan, Tân Thanh-Pò Chài vẫn thực hiện thông quan bình thường.
-
DN cần biết
Đồng ý chủ trương mua tàu bay không cấp bảo lãnh Chính phủ
20:03' - 29/04/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3695/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về Dự án đầu tư tàu bay thân hẹp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.