Australia thành lập lực lượng đặc nhiệm cấp cao giải quyết tình trạng thiếu urê
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm cấp cao nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung hợp chất AdBlue dùng để lọc khí thải xả ra từ các loại phương tiện và động cơ chạy bằng diesel đang diễn ra trên khắp cả nước.
Hợp chất AdBlue được rót trực tiếp vào hệ thống xả của động cơ để giúp giảm lượng khí thải nitrogen oxide. Hợp chất này chứa 32% lượng urê tinh chế và 68% nước đã khử ion. Nếu không có dung dịch AdBlue, nhiều xe chở hàng trọng tải lớn, xe tải nhỏ và xe ô tô chạy bằng nhiên liệu diesel, có hệ thống quản lý động cơ nhạy cảm với môi trường, sẽ không được phép hoạt động. Do Trung Quốc, nhà cung cấp hơn 80% lượng urê cho các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã bất ngờ tuyên bố ngừng xuất khẩu hóa chất quan trọng này, nên lượng urê dự trữ tại Australia đang lâm vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vì không có nguồn cung thay thế.Sự thiếu hụt urê, gây khan hiếm AdBlue, có nguy cơ sẽ làm tê liệt mạng lưới giao thông đường bộ và làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu của Australia.
Ông Simon Henry, Giám đốc điều hành của tập đoàn DGL, nhà sản xuất khoảng 60% nguồn cung cấp AdBlue của Australia, cho biết lượng dự trữ AdBlue của tập đoàn ước tính cung cấp đủ cho các phương tiện chay bằng động cơ diesel hoạt động trong 6 tuần nữa. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng mạnh vì đây là giai đoạn cao điểm bán hàng cho dịp lễ Giáng sinh.
DGL hiện có tới hơn 1.000 đơn hàng chưa được thực hiện trên sổ sách, trong khi các công ty vận tải đường bộ và các khách hàng khác đang ra sức tranh giành nguồn cung. Ông nói một sự rạn nứt trong chuỗi cung ứng đã xuất hiện.
Ông Warren Clark, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Vận tải đường bộ quốc gia Australia, cơ quan giám sát khoảng 2.000 doanh nghiệp vận tải đường bộ với đội xe lên đến 25.000 người, cho biết tình hình hiện đã trở nên rất nghiêm trọng, với một số nhà khai thác nhỏ hơn hiện không thể tiếp cận nguồn cung cấp AdBlue đáng tin cậy của AdBlue. Một phát ngôn viên của Ampol,một trong những nhà phân phối nhiên liệu lớn của Australia, cho biết công ty nhận thức được những khó khăn tiềm ẩn trong tương lai với nguồn cung và tính sẵn có của AdBlue và đang tiếp tục chủ động làm việc với các nhà cung cấp, các bên liên quan khác, bao gồm cả chính phủ Australia, để ứng phó với tình hình. Viva Energy, nhà điều hành của 1.300 trạm dịch vụ phân phối nhiên liệu Shell và Liberty tại Australia, cho biết họ đang giám sát chặt chẽ lượng hàng tồn kho, khuyến khích khách hàng mua số lượng vừa đủ AdBlue, không tích trữ. Bộ trưởng Công nghiệp và Năng lượng Australia, Angus Taylor, đã lên tiếng cảnh báo các công ty không nên mua tích trữ AdBlue để duy trì vị thế của doanh nghiệp. Ông Taylor tiết lộ, chỉ tính riêng ngày 9/12 đã có hơn 15 triệu lít AdBlue được mua vào tại Australia, gần bằng tổng lượng hàng bán trong 5 tuần thông thường. Bộ trưởng Taylor nhấn mạnh nhiều lô hàng urê tinh chế sẽ được vận chuyển đến Australia và ước tính AdBlue sẽ được cung cấp thêm cho thị trường trong vòng hai tuần nữa. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Scott Morrison, Bộ trưởng Taylor và nhóm đặc nhiệm đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung hợp chất AdBlue đáng tin cậy cho thị trường nội địa. Dự kiến, nhóm đặc nhiệm của Chính phủ Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp và xem xét các lựa chọn, bao gồm tìm kiếm nguồn cung quốc tế thay thế cho urê tinh chế, tăng cường năng lực sản xuất trong nước và các tùy chọn kỹ thuật ở cấp độ phương tiện giao thông. Nhóm cũng xem xét về giải pháp cho phép các phương tiện chuyên chở chạy bằng động cơ diesel tạm thời được hoạt động mà không cần tuân thủ các quy định yêu cầu sử dụng AdBlue để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia, đồng thời làm việc với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) để xem xét về việc liệu có cần phê chuẩn tạm thời quy định cho phép các nhà sản xuất chất lỏng xả diesel của Australia chia sẻ thông tin hay không.Ông Taylor nói Australia đang nhanh chóng và tích cực làm việc để đảm bảo chuỗi cung ứng của cả hóa chất urê tinh chế và AdBlue đều an toàn, giữ cho ngành công nghiệp nội địa có thể duy trì hoạt động như thường lệ. Nga và Trung Quốc là những nhà sản xuất urê lớn nhất thế giới. Bên cạnh việc Trung Quốc đã quyết định ngừng xuất khẩu urê từ năm 2021, trong nỗ lực kiềm chế giá phân bón và ngăn lạm phát lương thực nội địa tăng cao, các nguồn cung khác, bao gồm Nga, đang gặp gián đoạn do dịch COVID-19 và chi phí vận chuyển tăng đột biến./.- Từ khóa :
- australia
- ure
- thiếu hụt ure
- cung ứng hàng hóa
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng urê và “gót chân Achilles” của kinh tế Hàn Quốc
08:02' - 06/12/2021
Đến thời điểm này, Hàn Quốc đã cơ bản giải quyết được “cuộc khủng hoảng thiếu dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel” (DEF).
-
Hàng hoá
Hàn Quốc tăng tốc nhập khẩu ure giải quyết khủng hoảng trong nước
08:26' - 20/11/2021
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc cho biết nước này đang tăng tốc nhập khẩu ure để nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt dung dịch sử dụng cho các phương tiện chạy dầu diesel.
-
Hàng hoá
Khủng hoảng urê: “Mắt xích yếu” của chuỗi cung ứng tại Hàn Quốc
20:37' - 14/11/2021
Hàn Quốc cho biết, 97,6% lượng urê nhập khẩu trong giai đoạn tháng 1-9/2021 là từ Trung Quốc, tăng so với mức 88% của năm 2020.
-
Thị trường
Giá phân đạm urê lập kỷ lục mới
17:51' - 27/10/2021
Thị trường phân bón thế giới đang biến động rất mạnh khi giá nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất phân đạm urê là ammonia (NH3) và cả phân urê lại lập kỷ lục mới.
-
Thị trường
Khủng hoảng nguồn cung: Giá phân đạm urê liên tiếp lập các kỷ lục mới
14:12' - 04/10/2021
Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và giá phân urê thế giới lại tiếp tục lập các kỷ lục mới do có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông mặt hàng này trên toàn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.