Khủng hoảng urê và “gót chân Achilles” của kinh tế Hàn Quốc
Tuy nhiên, từ sự cố nghiêm trọng này, câu hỏi đặt ra là “xứ Kim chi” sẽ rút ra bài học gì từ “gót chân Achilles” trong nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc nặng vào nguyên liệu nhập khẩu?
* Xử lý khủng hoảngNhững tuần qua, Hàn Quốc phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel (DEF) và giá cả tăng vọt sau khi Trung Quốc thắt chặt hoạt động xuất khẩu phân bón và nguyên liệu urê từ tháng 10/2021 với lý do khủng hoảng điện vì thiếu than đá.
Hàn Quốc phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc trong việc cung cấp dung dịch DEF với 97,6% lượng hàng nhập khẩu của nước này là từ Trung Quốc. Tình trạng khan hiếm dung dịch DEF bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 10 và trở nên nghiêm trọng vào trung tuần tháng 11 khiến Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên và Bộ Môi trường Hàn Quốc ngày 11/11 phải ban hành “Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp” nhằm có biện pháp đối phó tổng lực với tình hình. Đây là lần thứ hai Hàn Quốc phải áp đặt biện pháp khẩn cấp căn cứ theo “Luật Bình ổn vật giá” kể từ khi luật này được ban hành năm 1976. Lần trước là vào năm 2020 với mặt hàng khẩu trang khan hiếm do bùng phát đại dịch COVID-19. Việc thiếu hụt dung dịch DEF khiến hàng triệu phương tiện các loại của Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực vận chuyển, lưu thông hàng hóa.Tại Hàn Quốc hiện có khoảng 2,15 triệu xe tải chạy bằng dầu diesel cùng một lượng lớn phương tiện cá nhân khác. “Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp” cho phép Hàn Quốc áp dụng các biện pháp tổng hợp, huy động nỗ lực của tất cả các lực lượng.
Theo đó, chính phủ thành lập và vận hành Ban Chỉ đạo liên ngành và Trung tâm Giám sát các vi phạm đầu cơ, xử phạt nặng các hành vi trục lợi trong cung ứng DEF, chỉ thị các bộ ngành liên quan rà soát về nguồn cung, cầu trong nước đối với dung dịch sản xuất từ urê;Mở kho dự trữ của quốc phòng, huy động các công ty không kể công hay tư đẩy nhanh sản xuất, phân phối dung dịch urê, xem xét giải pháp tinh lọc urê sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp chuyển sang dùng cho phương tiện vận tải.
Song song với việc quản lý giám sát các kênh phân phối trong nước, Chính phủ Hàn Quốc huy động các kênh ngoại giao, thực hiện chiến dịch “ngoại giao urê” với các nước có khả năng cung cấp. Mục tiêu nhập khẩu 10.000 tấn urê càng nhanh càng tốt. Thông qua kênh ngoại giao, Hàn Quốc đã nhanh chóng ký kết và nhập khẩu urê từ các nước bên ngoài Trung Quốc như Việt Nam, Indonesia, Australia… Ngoài ra, Hàn Quốc cũng áp dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu, đẩy nhanh thủ tục thông quan, trợ giá vận chuyển, huy động các phương tiện quân sự tham gia vào việc vận chuyển urê về nước. Thông qua các kênh ngoại giao, Hàn Quốc cũng xúc tiến các cuộc đàm phán yêu cầu phía Trung Quốc thực hiện các hợp đồng mua bán urê đã ký giữa các công ty của hai nước. Cho đến cuối tháng 11, tại phiên họp liên ngành lần thứ 21, Thứ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Lee Eog-weon công bố nước này cơ bản đã giải quyết được tình trạng thiếu nguồn cung urê trong ngắn và trung hạn (từ 2-6 tháng tới). Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã đồng ý nối lại việc xuất khẩu 18,700 tấn urê sang Hàn Quốc theo các hợp đồng đã ký kết. Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Môi trường Quốc gia Hàn Quốc Kim Dong-jin cũng công bố đã thử nghiệm thành công phương án chuyển đổi urê trong công nghiệp để sử dụng cho động cơ diesel trong trường hợp khẩn cấp. Trong nông nghiệp, Hàn Quốc cũng khẳng định không thiếu phân đạm cho đến tháng 2/2022. Theo rà soát của Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn, tổng lượng phân urê cần đến tháng 2/2022 là 62.000 tấn, trong khi khả năng cung cấp là 130.000 tấn. * Giải pháp ngăn chặn những rủi ro cho nền kinh tếTrong cuộc khủng hoảng DEF lần này, dư luận trong nước cho rằng chính phủ đã phản ứng chậm với động thái hạn chế xuất khẩu urê của Trung Quốc, khiến tình hình khan hiếm trong nước càng trở nên nghiêm trọng.
Giới phân tích cũng chỉ ra rằng cần có những biện pháp căn bản hơn để đối phó một cách có chiến lược với những rủi ro xuất hiện trong nền kinh tế. Nhà nghiên cứu Kim Kyung-hoon thuộc Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết Hàn Quốc hiện có khoảng 3.900 mặt hàng phụ thuộc hơn 80% vào nhập khẩu từ một quốc gia nhất định, như Trung Quốc, tương đương cứ 10 mặt hàng nhập khẩu thì có 3 mặt hàng phụ thuộc lớn vào một nước khác. Tình trạng này tạo ra tình trạng là chỉ 20 ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu urê, các nhà máy sản xuất dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel của Hàn Quốc đã phải dừng hoạt động.Thống kê cho thấy Hàn Quốc đang nhập khẩu từ Trung Quốc 97% nhu cầu urê, 100% nhu cầu đối với magiê dùng để sản xuất thân ô tô, 83% nhu cầu lithium dùng để sản xuất pin thứ cấp. Do quá lệ thuộc vào một nguồn nhập khẩu nên khi việc các mặt hàng này bị gián đoạn đột ngột sẽ khó tránh khỏi gây ra cú sốc lớn tới ngành công nghiệp trong nước của “xứ Kim chi”.
Kết quả là, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thành lập Ủy ban liên bộ giám sát chuỗi cung ứng và xác định danh sách nguyên vật liệu và sản phẩm công nghiệp thiết yếu. Ủy ban này có nhiệm vụ giám sát và đảm bảo các chuỗi cung ứng ổn định, ngăn chặn tái diễn cuộc khủng hoảng tương tự dung dịch DEF vừa qua. Hàn Quốc đã công bố danh sách 4.000 nguyên vật liệu và sản phẩm công nghiệp thiết yếu cần được giám sát, bao gồm sản phẩm công nghiệp thiết yếu liên quan đến sản xuất thiết bị bán dẫn, ô tô và pin cho xe điện; sản phẩm liên quan chặt chẽ tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Danh sách này sẽ tiếp tục được bổ sung nếu xuất hiện sản phẩm nào có hơn 50% nguồn cung xuất phát từ một quốc gia. Uỷ ban liên bộ giám sát chuỗi cung ứng cũng sẽ quyết định các biện pháp tăng cường giám sát một mặt hàng nào đó dựa trên sự cần thiết và tính chất thiết yếu của các nguyên vật liệu. Cuộc khủng hoảng urê lần này được xem như động lực hối thúc Chính phủ Hàn Quốc đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu và nội địa hóa hoạt động sản xuất các mặt hàng ở trong nước thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là giảm sự lệ thuộc quá mức vào nguồn hàng nhập khẩu đầu vào từ một quốc gia. Các chuyên gia cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần nhanh chóng cải thiện mức độ phụ thuộc nhập khẩu, đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu nhập khẩu, nỗ lực nội địa hóa nguyên vật liệu, linh kiện. Chỉ có như vậy, kinh tế Hàn Quốc mới không tái diễn việc rơi vào các cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng như thời gian qua./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đứng trước nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh toàn cầu
05:30' - 05/12/2021
Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc có khả năng bị mất lợi thế trong thời điểm các nền kinh tế lớn đang đẩy mạnh hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm chất bán dẫn và pin cho xe điện (EV).
-
Kinh tế & Xã hội
Mối đe dọa của tình trạng già hóa dân số Hàn Quốc
08:15' - 04/12/2021
Tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa dân số đang ở mức có thể đe dọa sự tồn vong của hệ thống kinh tế, xã hội của Hàn Quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong 5 tháng
08:11' - 04/12/2021
BoK ngày 3/12 cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11/2021 lần đầu tiên giảm sau 5 tháng do sự sụt giảm giá trị quy đổi bằng đồng USD của các tài sản bằng ngoại tệ khác.
-
Bất động sản
Giấy phép mua nhà mới ở Hàn Quốc tăng hơn 24% trong năm nay
07:39' - 04/12/2021
Số liệu của chính phủ Hàn Quốc công bố hôm 3/12 cho thấy giấy phép mua nhà mới ở Hàn Quốc đã tăng hơn 24% trong thời gian từ tháng 1-10/2021 trong bối cảnh giá nhà tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30'
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30'
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30' - 02/04/2025
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30' - 02/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.