Ba tín hiệu kinh tế giảm tốc trên toàn cầu
Do kỳ vọng đối với đà phục hồi kinh tế Trung Quốc suy yếu, giá các loại hàng hóa chủ chốt bao gồm đồng đã giảm 20%-30% so với mức cao nhất của năm nay.
Trên thị trường trái phiếu Mỹ, thời gian kéo dài của hiện tượng đảo ngược lợi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn được coi là tín hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế ghi nhận kỷ lục dài nhất trong 42 năm qua, giá cước vận tải đường biển thấp cũng phản ánh sức tiêu thụ yếu của châu Âu và Mỹ.
Mặc dù có các nhân tố tích cực cho tương lai như vấn đề trần nợ của Mỹ đạt được tiến triển khả quan, nhưng ba tín hiệu trên phản ánh sự lo ngại mạnh mẽ của thị trường đối với nền kinh tế.
Về phương diện tình hình giá cả hàng hóa, giá đồng giảm 20% so với mức cao nhất của năm nay, kẽm giảm 30%, nhôm giảm 20%, tất cả đều xuất hiện xu thế giảm mạnh. Đặc biệt đồng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như cơ sở hạ tầng, ô tô, sản phẩm điện gia dụng…, giá đồng biến động giống như một "phong vũ biểu" của nền kinh tế.Đồng cũng được gọi là “Dr Copper”, nên biến động giá của đồng được quan tâm sát sao. Giá đồng giảm mạnh đã phản ánh mối lo ngại của thị trường đối với sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc vốn chiếm 60% nhu cầu đồng toàn cầu.Ở Trung Quốc, dây cáp đồng sử dụng cho xây dựng là nguồn tiêu thụ chủ yếu của đồng, song đầu tư phát triển bất động sản 4 tháng đầu năm nay của Trung Quốc giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù trước đó dự kiến kinh tế sau dịch bệnh phục hồi sẽ thúc đẩy đầu tư gia tăng, nhưng tình hình luân chuyển dòng tiền của các doanh nghiệp phát triển bất động sản vẫn không ổn định, các khoản đầu tư phát triển mới trầm lắng.
Bất động sản được coi là chiếm khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế. Vấn đề bất động sản đã diễn biến trở thành vấn đề tín dụng của tài chính địa phương vốn phụ thuộc vào thu nhập từ quyền sử dụng đất.Bốn thành phố Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Duy Phường của tỉnh Sơn Đông, Lan Châu của tỉnh Cam Túc, Liễu Châu của tỉnh Quảng Tây nhận được sự quan tâm do được coi là “thực lực tài chính suy yếu”. Năng lực đầu tư hạ tầng cơ sở của những chính quyền địa phương này sụt giảm, rất khó thông qua chi tiêu ngân sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh bất động sản, trong tháng 4-5/2023, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc thấp hơn ngưỡng 50 điểm hai tháng liên tiếp. Đây là ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.Do kinh tế châu Âu và Mỹ cũng thiếu lực tăng trưởng nên xuất khẩu của Trung Quốc khó tăng tốc. Jun Takeda, nhà kinh tế trưởng của công ty khai khoáng Itochu nhấn mạnh: “Tình hình kinh tế Trung Quốc không có dấu hiệu cải thiện đáng kể, rất khó chuyển thành cục diện giá cả hàng hóa gia tăng”.
Trên thị trường trái phiếu, quan điểm cảm thấy bất an đối với triển vọng kinh tế Mỹ ngày càng nhiều. Tình trạng bất thường lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ được gọi là “đường cong lợi suất đảo ngược”. Đây được coi là tín hiệu cảnh báo của suy thoái kinh tế.So sánh trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ sẽ phát hiện rằng, tính đến ngày 26/5, trạng thái đường cong lợi suất đảo ngược đã kéo dài 226 ngày, ghi nhận kỷ lục dài nhất trong 42 năm qua sau năm 1981.
Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và 10 năm có lúc nới rộng lên -1,9% vào đầu tháng 5/2023, là mức cao nhất trong 42 năm. Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại New York dựa trên chênh lệch lãi suất đã tính xác suất suy thoái của Mỹ là 68%, cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng Lehman Brothers và bong bóng công nghệ thông tin.Nguyên nhân là do Hội đồng Dự trữ Liên bang Mỹ (FRB) - hay Hội đồng Thống đốc - thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát có thể sẽ làm liên lụy nền kinh tế. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng Tư tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua kỳ vọng của thị trường…, sự dai dẳng của lạm phát ngày càng rõ nét. Kỳ vọng tăng lãi suất của Fed ngày càng mạnh, điều này sẽ khiến cho xu hướng đảo ngược đường cong lợi suất trái phiếu kéo dài.Tình hình thị trường tàu container phản ánh sức tiêu thụ yếu của châu Âu và Mỹ, tiếp tục ảm đạm. Theo Sở giao dịch vận tải đường thủy Thượng Hải (Shanghai Shipping Exchange), cước phí vận chuyển hàng giao ngay từ Thượng Hải đến bờ Tây nước Mỹ vào tuần thứ tư của tháng Năm là 1.398 USD đối với mỗi container 40 feet, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, cước phí vận chuyển từ Thượng Hải đến châu Âu là 859 USD đối với mỗi container 20 feet, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp vận tải container nói rằng đây là mức giá không có lãi. Nguyên nhân vận tải hàng hóa chậm lại là do tồn kho dư thừa tích tụ của ngành bán lẻ ở châu Âu và Mỹ. Phần lớn sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như đồ dùng gia đình, áo quần và đồ chơi… được vận chuyển từ châu Á sang châu Âu và Mỹ. Chuỗi cung ứng hỗn loạn do đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải bảo đảm tồn kho, trong khi tiêu dùng tăng trưởng chậm lại do lạm phát. Tồn kho biến thành dư thừa, bắt đầu từ nửa cuối năm 2022, lưu lượng vận tải suy giảm nhanh chóng. Mặc dù doanh số bán lẻ tháng Tư của Mỹ cao hơn tháng trước, cũng có quan điểm cho rằng tiêu thụ hiện tại ổn định, nhưng có thể thấy được nhu cầu nhập khẩu mới không mạnh. Công ty khảo sát vận tải biển Sea Intelligence nhấn mạnh: “Tồn kho của ngành bán lẻ và bán buôn có xu hướng gia tăng, việc điều chỉnh vẫn chưa đầy đủ. Dự kiến tạm thời sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với lưu lượng vận chuyển container”.Tình hình thị trường của tàu chở hàng rời vận chuyển quặng sắt và than đá cũng suy yếu. Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index) phản ánh xu hướng giá cả tổng hợp của tình hình thị trường tàu chở hàng rời tính đến ngày 26/5 là 1.172 điểm, thấp hơn khoảng 40% so với mức cao nhất kể từ đầu năm (1.640 điểm vào ngày 10/5). Tại Trung Quốc, xu hướng nhập khẩu quặng sắt và than đá suy yếu, cung và cầu trọng tải chở hàng chậm lại. Giữa tháng Hai, cùng với việc dỡ bỏ chính sách phòng dịch nghiêm ngặt và kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, xuất phát từ kỳ vọng hoạt động kinh tế sôi động, Trung Quốc từng bước mở rộng nhập khẩu, nhưng hiện nay nhu cầu không lớn như mong đợi, điều này dẫn đến chỉ số suy giảm./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Triển vọng tăng trưởng yếu của kinh tế toàn cầu kéo giá dầu đi xuống
15:54' - 06/06/2023
Vào lúc 12 giờ 06 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm 51 xu Mỹ, xuống còn 76,2 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 54 xu Mỹ, xuống 71,61 USD/thùng.
-
Phân tích - Dự báo
Lạm phát - vấn đề mang tính toàn cầu trong tương lai
05:30' - 06/06/2023
Trong khi lạm phát của Trung Quốc vẫn ở mức thấp và một số người lo ngại về sự xuất hiện của giảm phát, thì lạm phát trên toàn cầu vẫn ở mức cao trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ đình trệ
12:19' - 17/05/2023
Nền kinh tế thế giới đang xuất hiện những dấu hiệu trì trệ, thể hiện trên nhiều khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài cuối: Cuộc chuyển đổi lớn nhất
06:30'
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại của Mỹ đã thay đổi, ông Carney cam kết sẽ xây dựng nền kinh tế Canada trở nên kiên cường hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài 1: Những ưu tiên quan trọng
05:30'
Cử tri Canada đã đặt niềm tin vào ông Carney, đánh giá ông là nhà lãnh đạo đủ năng lực để đối phó với những thách thức.
-
Phân tích - Dự báo
Thoả thuận thương mại Mỹ-Anh: Dấu hỏi về tính bền vững
06:30' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 đã ca ngợi "thỏa thuận thương mại to lớn" giữa Mỹ và Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Màn dạo đầu cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tiền tệ toàn cầu?
05:30' - 10/05/2025
Mong muốn nắm giữ tài sản Mỹ của các nhà đầu tư đang giảm đi khi chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với nhiều loại tiền tệ khác, đã giảm xuống mức thấp mới trong ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30' - 09/05/2025
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
EU và tham vọng tự chủ nguồn cung lithium
05:30' - 09/05/2025
Khánh thành vào tháng 11/2024, nhà máy Hochst mang sứ mệnh tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lithium chloride thành lithium hydroxide – thành phần thiết yếu cho pin xe điện mật độ cao, dung lượng lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.