Màn dạo đầu cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tiền tệ toàn cầu?
Mong muốn nắm giữ tài sản Mỹ của các nhà đầu tư đang giảm đi khi chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với nhiều loại tiền tệ khác, đã giảm xuống mức thấp mới trong ba năm.
Thị trường cho rằng yếu tố chính chi phối đằng sau đợt biến động tỷ giá hối đoái này là phản ứng dây chuyền do các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan buộc phải cùng nhau phòng ngừa rủi ro, trong bối cảnh đồng USD được dự đoán mất giá mạnh, phản ánh sự mong manh về mặt cấu trúc của hệ thống tài chính Đài Loan trước dự đoán đồng USD mất giá.
Bloomberg đưa tin tỷ giá Đài tệ tăng mạnh khi các nhà xuất khẩu chuyển đổi USD sang Đài tệ vào ngày 2/5 và ngày 5/5 và các công ty bảo hiểm nhân thọ đã phòng ngừa danh mục đầu tư bằng USD của họ. Các nhà giao dịch tiền tệ cho biết có ít dấu hiệu cho thấy tình hình sẽ đảo ngược ngay lập tức.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan nắm giữ tài sản nước ngoài trị giá 767 tỷ USD, chủ yếu là nợ của Mỹ. Khi đồng USD đột nhiên giảm giá so với đồng Đài tệ, giá trị của các khoản đầu tư này sẽ giảm đáng kể đối với những người Đài Loan nắm giữ, do đó cần phải phòng ngừa rủi ro tiền tệ.
Các nhà phân tích nhận định rằng nếu Đài Loan không can thiệp hiệu quả trong thời gian tới, ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp tục phòng ngừa rủi ro đồng USD, gây ra hiệu ứng xoắn ốc khiến đồng Đài tệ tiếp tục tăng giá.
Theo Yonhap, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong ngày 6/5 cho biết sự mạnh lên gần đây của các đồng tiền châu Á có liên quan đến hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng cũng là do Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc các nước châu Á tăng giá đồng tiền.
Chính quyền Tổng thống Trump liên tục lập luận rằng đồng USD bị định giá quá cao, gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và dẫn đến mất cân bằng thương mại. Lợi ích trực tiếp nhất của đồng USD yếu hơn là làm tăng lợi thế xuất khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh về giá của ngành sản xuất của Mỹ.
Bài viết trên tờ wallstreetcn.com chỉ ra rằng các nền kinh tế châu Á đã tích lũy được một lượng lớn USD thông qua thặng dư thương mại trong nhiều năm. Chỉ riêng các nhà xuất khẩu Trung Quốc nắm giữ tài sản trị giá từ 400-700 tỷ USD, kết hợp với thặng dư đầu tư quốc tế ròng của các nền kinh tế xuất khẩu châu Á khác, tạo ra áp lực rất lớn buộc đồng USD phải quay đầu và tăng giá trị cho đồng nội tệ.
Điều này không chỉ làm thay đổi xu hướng tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ châu Á mà còn làm thay đổi vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tờ Wall Street Journal bình luận rằng đồng Đài tệ mạnh bất thường cho thấy đồng USD sẽ suy yếu trong dài hạn dưới tác động của thuế quan. Sức hấp dẫn toàn cầu của đồng bạc xanh đang được đánh giá lại trong khi các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chứng kiến mức đầu tư vào Mỹ giảm và chi phí tài chính tại Mỹ tăng cao.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng không còn coi đồng USD hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn trong xung đột thương mại. Cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy Trung Quốc đã thay đổi chiến lược tích trữ USD và chuyển sang đồng nhân dân tệ. Đối với Trung Quốc, việc đồng USD tăng giá sẽ mang lại nhiều thách thức hơn cho xuất khẩu, nhưng sự suy giảm tín dụng của đồng USD cũng sẽ làm tăng cơ hội quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30' - 09/05/2025
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan có thể khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu thiệt hại 330 tỷ USD
20:46' - 19/04/2025
Viện Kinh tế Đức (IW) ngày 18/4 cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại tới 290 tỷ euro (330 tỷ USD) trong giai đoạn 2025-2028.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.