Ban điều hành IMF ủng hộ phân bổ 650 tỷ USD cho cơ chế SDR
Ngày 8/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết ban điều hành của thể chế tài chính này đã nhất trí ủng hộ phân bổ 650 tỷ USD cho cơ chế Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) nhằm hỗ trợ các quốc gia chống lại đại dịch COVID-19 và phục hồi sau suy thoái kinh tế.
Trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực phục hồi sau những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, IMF đã cân nhắc phân bổ SDR - tài sản dự trữ quốc tế hỗ trợ các chính phủ bảo vệ nguồn dự trữ tài chính trước những biến động tiền tệ toàn cầu, cũng như giúp IMF tính toán các khoản vay và lãi suất.
Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tán thành đề xuất này.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết sẽ chuyển đề xuất phân bổ SDR nói trên - lớn nhất trong lịch sử 77 năm của IMF - cho Hội đồng thống đốc, gồm các đại diện của các nước thành viên.
Bà mô tả việc phân bổ SDR này là "một liều thuốc bổ" đối với thế giới, giúp tăng tính thanh khoản và dự trữ tài chính của tất cả các nước thành viên, xây dựng lòng tin, cũng như thúc đẩy khả năng phục hồi và ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Theo bà Georgieva, động thái này sẽ có tác động tích cực đối với mọi nước thành viên IMF và đặc biệt sẽ hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương củng cố năng lực ứng phó với cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Bà Georgieva cũng cho biết trong những tháng tới, IMF sẽ tích cực thảo luận với các nước thành viên để "xác định các lựa chọn khả thi theo đó các nước giàu hơn tự nguyện chuyển các SDR cho quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương hơn".
Trước đó cùng ngày, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Ba Biển diễn ra ở thủ đô Sofia của Bulgaria, Tổng Giám đốc Georgieva đã công bố dự định của IMF phân bổ 650 tỷ USD cho cơ chế SDR, nhấn mạnh điều này có ý nghĩa quan trọng khi giúp "bơm" thêm tiền vào nguồn dự trữ tài chính của tất cả các nước thành viên để các nước này có thể triển khai những biện pháp tài khóa nhằm phục hồi kinh tế.
Theo kế hoạch, trong cuộc họp vào ngày 10-11/7, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 sẽ thảo luận về các cơ chế đóng góp SDR cho các nước có thu nhập thấp, cũng như một số quốc gia thu nhập trung bình và dễ bị tổn thương và các quốc đảo nhỏ.
SDR ra đời năm 1969, được coi là loại tiền tệ quy ước của IMF sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau. Phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ - USD, euro, yen, bảng Anh và Nhân dân tệ - để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên. IMF sử dụng SDR làm cơ sở cho các khoản vay khẩn cấp của thể chế tài chính này.
Việc phân bổ các SDR mới, nếu có hiệu lực, tương tự như cung cấp hạn mức tín dụng cho các quốc gia. Các nước chỉ cần đưa khoản SDR được phân bổ vào nguồn dự trữ của mình mà không cần phải chi tiêu. Điều này có nghĩa là các nước này sẽ không phải trả lãi suất cho khoản tiền phân bổ này hoặc họ có thể thanh lý chúng.
SDR được phân bổ dựa theo quy mô nền kinh tế của một quốc gia và đóng góp của quốc gia đó vào dự trữ của IMF, vì vậy, các quốc gia giàu hơn sẽ nhận được nhiều hơn. Tuy nhiên, những quốc gia giàu có hơn không cần khoản phân bổ này có thể chuyển chúng cho những quốc gia nghèo hơn.
Việc phân bổ SDR rất hiếm khi được thực hiện, lần gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2009, với con số phân bổ lên tới 250 tỷ USD./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Fed có thể phải nâng lãi suất từ cuối năm 2022
15:10' - 02/07/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 1/7 nhận định sự phục hồi nhanh chóng và kỳ vọng hỗ trợ tài khóa bổ sung trong những tháng tới sẽ đòi hỏi Fed có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF thảo luận về khoản bổ sung vào quỹ dự trữ lớn kỷ lục
08:22' - 27/06/2021
Khoản bổ sung cho quỹ dự trữ của IMF, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), là mức lớn nhất trong lịch sử của quỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi các nước thông qua giá trần carbon chung
09:02' - 20/06/2021
IMF kêu gọi các nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới hàng đầu thế giới thông qua giá trần carbon chung, coi biện pháp này mang lại một "triển vọng thực tế" nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuộc đua lợi nhuận ngân hàng quý I/2025: Những cái tên mới vươn lên top đầu
14:18'
Tính chung toàn ngành ngân hàng, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt trên 82.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ – một con số tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu
08:15'
Căng thẳng thuế quan toàn cầu leo thang và bối cảnh chính trị thay đổi ở Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã khiến nhiều người Mỹ cân nhắc các lựa chọn đầu tư thay thế.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lo ngại tác động suy thoái từ chiến tranh thương mại toàn cầu
09:30' - 30/04/2025
Các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.