Bão dịch sẽ đi qua, tình người càng thắm lại: Bài 1 - Tổng lực đẩy lùi dịch COVID-19
Bên cạnh đó, thành phố ban hành các chính sách nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn của các ngành kinh tế, xã hội, từng bước đưa nền kinh tế vực dậy.
Trong trong cơn “bão dịch COVID-19”, thành phố Đà Nẵng trở thành điểm sáng về tình người, sức mạnh cộng đồng, tạo ấn tượng đẹp cho bè bạn quốc tế và người dân cả nước.
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm hai bài viết với chủ đề "Bão dịch sẽ đi qua, tình người càng thắm lại".
Bài 1- Huy động tổng lực đẩy lùi dịch COVID-19
Thành phố Đà Nẵng đã lên các phương án dự phòng ứng phó dịch COVID-19 với nhiều tình huống, chọn các bệnh viện cách ly, điều trị; có phương án xây Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính trong thời gian ngắn nhất...
Cùng với đó, thành phố quyết định đầu tư 20 tỷ đồng để mua các trang thiết bị, máy móc y tế phục vụ cho công tác chống dịch.
Quyết liệt kiểm soát dịch bệnh
Tại cuộc họp chỉ đạo với các ban ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề nghị: “Sở ban ngành, địa phương luôn trong trên tinh thần sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi để cùng tham gia vào công tác phòng dịch COVID-19”.
Để kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng rà soát du khách nước ngoài đến từ vùng dịch.
Đáng chú ý, trong hai ngày 25 và 27/1, Công ty lữ hành tại Đà Nẵng đã đưa 218 hành khách đến từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) trở về Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian xuất hiện điểm dịch ở Hàn Quốc, mặc dù chưa có quyết định của Chính phủ về việc cách ly các du khách từ tâm dịch nhưng Đà Nẵng đã chủ động cách ly các hành khách ngay từ sân bay.
Cụ thể, trong sáng 24/2, Đà Nẵng đã cách ly 80 hành khách bay từ Daegu (Hàn Quốc) đến thành phố trên máy bay mang số hiệu VJ871, trong đó có 58 người Việt Nam, 20 người Hàn Quốc và 2 người Thái Lan.
Sau khi bàn bạc nhiều phương án, thành phố Đà Nẵng đã bố trí đưa các hành khách Hàn Quốc trở về nước và những người còn lại vào khu cách ly tập trung.
Với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, trong ngày 21/3, thành phố Đà Nẵng thực hiện cách ly hành khách từ các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam.
Đồng thời, các cơ quan chức năng thực hiện rà soát, tập trung nguồn lực xét nghiệm tất cả những người đến Đà Nẵng từ ngày 1/3 mà chưa xét nghiệm khẳng định.
Ngày 27/3, chính quyền các cấp thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, siết chặt các hoạt động tập trung đông người trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, được áp dụng triệt để từ 0 giờ ngày 28/3.
Cụ thể, thành phố nghiêm cấm tập trung trên 20 người, tạm dừng hoạt động dịch vụ tại các bãi tắm biển công cộng, tổ chức cách ly tại nơi lưu trú đối với tất cả công dân đến từ địa phương có dịch, tạm dừng hoạt động của tất cả các nhà hàng, quán ăn, quán cafe...
Bên cạnh kiểm soát dịch đường hàng không, từ ngày 14/3, thành phố Đà Nẵng lập 7 điểm chốt chặn tại các cửa ngõ ra vào thành phố gồm: Điểm cuối đường Trường Sa và cuối đường Trần Đại Nghĩa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn); chân đèo Hải Vân và phía nam hầm Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu); cửa ô Hòa Nhơn và cửa ô Hòa Phước (huyện Hòa Vang) và tại Ga Đà Nẵng...
Cả hệ thống chính trị tham gia chống dịch
Ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thành phố, Sở Y tế Đà Nẵng đã kịp thời đề ra phương án, thiết lập mạng lưới kiểm soát dịch từ cơ sở, các bệnh viện luôn thực hiện đúng quy trình trong việc tiếp nhận bệnh nhân, sàng lọc, theo dõi cách ly. Tất cả các bệnh viện đều thành lập các đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Sở Y tế Đà Nẵng đã chủ động đề xuất với Bộ Y tế tạo điều kiện để Bệnh viện Đà Nẵng trở thành một trong các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Với những điều kiện có sẵn và kết quả chính xác trong xét nghiệm, Bộ Y tế đã công nhận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng là cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Điều này góp phần việc kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Cùng với ngành Y tế, các đơn vị ban ngành, nhân dân đã chung tay đẩy lùi dịch COVID-19. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Thành Đoàn Đà Nẵng, Công an thành phố, các ban, ngành địa phương… đã tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
Đồng thời, các cơ quan tuyên truyền, vận động người dân có ý thức tự giác phòng, chống dịch; cùng chung tay với cộng đồng thực hiện các hoạt động mang thiết thực như phát khẩu trang, nước sát khuẩn, dọn vệ sinh môi trường, hỗ trợ kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào thành phố...
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngành Giáo dục đã chủ động cho học sinh nghỉ học, đồng thời thực hiện việc học trực tuyến, tổ chức thường xuyên vệ sinh, khử trùng trường lớp, chuẩn bị các phương án để học sinh đến trường an toàn nhất.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn
Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đảo lộn cuộc sống bình thường của người dân. Để giảm bớt những thiệt hại của bệnh dịch, tại kỳ họp Hội đồng nhân thành phố Đà Nẵng khóa IX lần thứ 13, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết bổ sung để thực hiện các nhóm giải pháp cấp bách cụ thể: hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2020 để góp phần tạo thêm việc làm cho doanh nghiệp, người lao động, gián tiếp tăng sức mua của xã hội…
Về các biện pháp để khôi phục nguồn khách vực dậy ngành Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng Cao Trí Dũng cho biết, Hiệp hội đã đề ra 3 định hướng đó là: Chọn thời điểm thích hợp để triển khai mạnh mẽ các chương trình kích cầu cho du khách trong nước và sau đó là du khách quốc tế; đầu tư triển khai nhiều sản phẩm mới, trong đó các sản phẩm cụ thể là: đi vịnh, du lịch trên sông, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm như: công viên mở Sun World, chợ đêm, show diễn, phố đi bộ...
Thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai mạng lưới truyền thông, tuyên truyền hiệu quả về tình hình dịch bệnh, kịp thời cung cấp các thông tin chính thống, công khai về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân.
Đó là việc xây dựng tổng đài 1022 thành nguồn thông tin chính thống của thành phố, mọi thông tin, chính sách kinh tế, xã hội, công tác phòng chống dịch đều được tổng đài thông báo nhanh chóng cho người dân trên các kênh truyền thông như mạng xã hội, cổng thông tin.
Đồng thời, tổng đài trở thành một nơi để trả lời trực tiếp những thắc mắc của người dân về dịch bệnh. Qua tổng đài 1022, phần nào đã hạn chế tin giả tràn lan trên mạng xã hội.
Với diễn biến dịch bệnh phức tạp, người dân Đà Nẵng có tâm lý lo sợ nên đã đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trước tình hình đó, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã làm việc với các nhà phân phối, bán lẻ thực phẩm lớn trên địa bàn thành phố về việc bảo đảm nguồn hàng hóa phục vụ người dân.
Sở đã thông tin kịp thời cho người dân về việc tất cả các trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố luôn có nguồn dự trữ hàng hóa, bảo đảm cung cấp đủ cho nhân dân./.
Bài 2: Cộng đồng chung tay
Tin liên quan
-
Đời sống
Suất cơm nghĩa tình nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID -19
10:32' - 30/03/2020
Mỗi địa phương đã xuất hiện nhiều cách làm hay thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức trong phòng, chống dịch COVID-19, như việc nấu cơm tình nguyện của các cô giáo Trường Tiểu học Thịnh Lộc.
-
Đời sống
Hàng trăm sinh viên ngành y Thái Bình tình nguyện tham gia phòng chống dịch
16:09' - 25/03/2020
Những sinh viên đăng ký đều là những sinh viên năm cuối, trong đó có 117 sinh viên ngành y tế dự phòng, bác sỹ đa khoa thuộc trường Đại học Y Dược Thái Bình.
-
Đời sống
Ấm áp tình người trong khu cách ly tập trung
15:29' - 24/03/2020
Được tin cha qua đời nhưng không thể về chịu tang vì đang trong thời gian cách ly phòng dịch COVID-19, anh Trần Đình Sỹ đã được cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp thắp nén hương làm tròn chữ hiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.