Báo Đức lý giải nguyên nhân Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư
Trang tin Tài chính (Finanzen.net) của Đức vừa đăng bài viết đánh giá cao những thành tựu về phát triển kinh tế của Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19, đồng thời lý giải nguyên nhân tại sao Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn bài báo cho biết, Việt Nam đã nổi lên mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19. Với dân số cao ở mức khoảng 97 triệu người, Việt Nam vẫn có thể kiềm chế đại dịch sớm hơn nhiều nước phát triển, trong khi chỉ có rất ít ca tử vong được ghi nhận cho tới nay.
Báo trên dẫn phân tích của ông James Johnstone, chuyên gia và quản lý Quỹ thị trường cận biên (có tên Quỹ các thị trường mới nổi thế hệ tiếp theo RWC) của tập đoàn RWC Partners, cho biết, từ năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi thành công từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế linh hoạt dựa trên sản xuất và dịch vụ. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ xuất khẩu hàng điện tử và dệt may duy trì đà tăng trưởng.
Theo chuyên gia Johnstone, có nhiều lý do để đưa Việt Nam vào Quỹ thị trường cận biên. Trong năm 2020, điện thoại thông minh và các linh kiện thay thế chiếm tới 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là máy tính 15,8% và hàng dệt may 10,5%. Tuy nhiên, sức mạnh kinh tế hiện nay của Việt Nam còn nằm ở ngành du lịch, bởi có tới trên 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra từ các ngành dịch vụ, trong đó có khách sạn, nhà hàng và vận tải.
Trong năm 2020, mặc dù những hạn chế về đi lại và việc đóng cửa biên giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch, song Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Điều này chủ yếu đạt được nhờ lượng du khách nội địa và xu hướng này sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành du lịch trong nước trong bối cảnh sự phục hồi du lịch quốc tế tiếp tục gặp khó khăn do đại dịch.
Năm 2007, du lịch mới chỉ đóng góp 4,5% cho GDP của Việt Nam và đến năm 2019, tỷ trọng của ngành du lịch đã tăng lên 12,5% GDP. Có được điều này là do phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào du lịch, sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị.
Trong năm 2019, du lịch Việt Nam đã thu hút 18 triệu lượt du khách quốc tế, trong khi năm 2000 con số này mới chỉ là 2,1 triệu lượt. Cùng với khoảng 85 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam đạt doanh thu tổng cộng 30 tỷ USD trong năm 2019. Với mức tăng 16,2% so với năm trước đó, 2019 được coi là một trong những năm đạt tăng trưởng mạnh nhất của du lịch Việt Nam cho tới nay.
Cũng theo chuyên gia Johnstone, ngành du lịch trong năm 2019 phần lớn được hỗ trợ bởi khả năng tiếp cận và khả năng chi trả tốt hơn của các hãng hàng không giá rẻ, như Vietjet. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng sân bay được cải thiện đã tạo tiền đề cho thị trường hàng không Việt Nam phát triển hơn nữa. Cơ sở hạ tầng hàng không là "chìa khóa" cho sự mở rộng thành công của các hãng hàng không cũng như tiếp tục thúc đẩy và hỗ trợ tăng trưởng du lịch.
Ngoài hai sân bay quan trọng là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, Việt Nam cũng đã phê duyệt và đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, một sân bay quốc tế lớn ở Đồng Nai, gần Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2026.
Chuyên gia Johnstone đánh giá việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển, qua đó giúp du khách có được nhiều trải nghiệm hơn. Chẳng hạn, trước đây thường phải mất từ 4-5 tiếng để đi từ Hà Nội đến Vịnh Hạ Long thì việc xây dựng một đường quốc lộ từ năm 2018 đã rút ngắn thời gian di chuyển xuống dưới hai giờ.
Chính quyền tỉnh Đồng Nai có kế hoạch xây dựng 5 tuyến đường mới dẫn vào sân bay quốc tế Long Thành, với tổng số vốn xây dựng trị giá 14 tỷ USD. Do vị trí địa lý của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, đường hàng không thường được ưa thích hơn, song việc cải thiện hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả của ngành vận tải và các ngành dịch vụ khác.
Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ trong nước và khu vực cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng du lịch trong nước và quốc tế của Việt Nam. Đối với du khách quốc tế, Việt Nam có vị trí thuận lợi ở khu vực Đông Nam Á, nơi các hãng hàng không có máy bay thân hẹp từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh có thể bay đến hầu hết các địa điểm quan trọng ở Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ trong khoảng 5 giờ./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Goldman Sachs: Kinh tế Anh dự kiến tăng trưởng nhanh hơn Mỹ trong năm 2021
06:09' - 03/05/2021
Ngân hàng Goldman Sachs đã đưa ra nhận định kinh tế Anh nhiều khả năng sẽ tăng trưởng nhanh hơn Mỹ trong năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng phục hồi kinh tế sau COVID-19
09:14' - 02/05/2021
Trên thế giới đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, gây ra tác động tiêu cực cực đến tình hình kinh tế - xã hội nhiều nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để kinh tế tập thể bắt nhịp thị trường?
09:03' - 02/05/2021
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều cơ chế, chính sách đầy đủ và toàn diện cho khu vực kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã nhưng khu vực này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng và thách thức đối với sự phục hồi kinh tế Malaysia
05:30' - 02/05/2021
Nền kinh tế và thị trường lao động của Malaysia đã sẵn sàng cho sự phục hồi nếu nước này thành công trong việc ngăn chặn một làn sóng dịch COVID-19 tiềm tàng khác bùng phát.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi 6,7% bất chấp sự trở lại của COVID-19
17:15' - 28/04/2021
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay và thậm chí sẽ tăng lên 7% trong năm 2022 bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Đức giảm mạnh phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga
08:10'
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết lượng khí đốt dự trữ của nước này đã tăng lên 46% từ mức khoảng 20% vào cuối mùa Đông.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cần được cụ thể hóa, rõ ràng
20:44' - 27/05/2022
Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
WHO khẳng định thế giới sẽ kiểm soát được bệnh đậu mùa khỉ nếu hành động sớm
19:01' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Tiến sỹ Sylvie Briand cho rằng nếu áp dụng các biện pháp phù hợp tại thời điểm hiện tại, thế giới có thể dễ dàng kiểm soát được bệnh đậu mùa khỉ.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất
17:53' - 27/05/2022
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD, tương đương năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Chủ tịch Fed: Đồng USD kỹ thuật số có thể cùng tồn tại với đồng tiền hiện nay
12:51' - 27/05/2022
Fed trong tương lai có thể cung cấp cho người dân một loại đồng tiền kỹ thuật số có mức độ an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Số ca mắc và tử vong do COVID-19 đang trên đà giảm
11:39' - 27/05/2022
Trong báo cáo hàng tuần về tình hình dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/5 cho biết số ca mắc và tử vong mới do COVID-19 vẫn đang trên đà giảm trên toàn cầu từ mức cao nhất hồi tháng 1.
-
Ý kiến và Bình luận
Các biện pháp trừng phạt phần nào giúp Nga mạnh mẽ hơn
10:28' - 27/05/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/5 tuyên bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho Nga nhưng đồng thời ở một mức độ nào đó cũng giúp Nga mạnh mẽ hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ Nga vỡ nợ sẽ tác động rất nhỏ đến kinh tế Mỹ và toàn cầu
09:54' - 27/05/2022
Người phát ngôn Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, nhận định nguy cơ Nga vỡ nợ sẽ có tác động rất nhỏ đến kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định vai trò qua trọng của châu Á
09:30' - 27/05/2022
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định châu Á sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng không chỉ khu vực mà còn trên toàn thế giới.