Bao giờ phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng và sông Đuống?
Nhưng từ nhiều năm nay, việc quy hoạch 2 đô thị quan trọng này của Thủ đô vẫn chưa được cấp ngành liên quan phê duyệt. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của những địa phương và người dân liên quan.
*Nỗi niềm từ cơ sở
Qua tìm hiểu thực tế tại một số địa phương như: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì (Hà Nội) thì việc chưa có quy hoạch đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, môi trường, đê điều… tại các địa phương nằm trong 2 quy hoạch kể trên. Cụ thể, theo như ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm hiện có 2 phường ngoài đê sông Hồng là Chương Dương và Phúc Tân với diện tích 173ha, dân số 28.000 người. Hiện nay, tại 2 phường này có nhiều hộ gia đình, nhiều thế hệ ở trong căn nhà xuống cấp, nhỏ hẹp nhưng cũng không được cấp phép xây dựng nhà mới do vướng quy hoạch, cho dù đất ở là hợp pháp. Còn phường Lĩnh Nam có 350ha/1.000ha, chiếm hơn 1/3 diện tích toàn quận Hoàng Mai thuộc vùng bãi sông Hồng. Nhiều hộ dân ở đây bày tỏ nỗi niềm gia đình có nhiều thế hệ ở trong căn hộ được xây thấp tầng từ lâu, diện tích vài chục mét vuông nhưng không được xây mới mở rộng diện tích ở.Để tháo gỡ cho các hộ dân, lãnh đạo UBND phường Lĩnh Nam kiến nghị, khi đồ án quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng đã qua các vòng thẩm định, xin ý kiến các bộ, ngành đã được sự thống nhất, thì thành phố xem xét cấp phép xây dựng đối với đất ở hợp pháp với mật độ phù hợp.
Ghi nhận tại quận Long Biên (Hà Nội) cũng đang mong muốn các cấp ngành liên quan phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống phù hợp với điều kiện thực tiễn để giải quyết khó khăn về chỗ ở cho người dân; đồng thời, khai thác và quản lý tốt hơn đối với quỹ đất bãi bồi của 2 tuyến sông trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên, địa phương có 8/14 phường có đất ngoài khu vực bãi sông Hồng, sông Đuống. Trong đó có 7 phường có dân sinh sống với tổng diện tích đất ở khoảng 224,77ha. Tính đến tháng 9/2019, số dân đang ăn ở sinh sống khoảng 31.040 người.Đáng chú ý, khu vực ngoài bãi đa số các thửa đất có diện tích lớn, công trình xây dựng đã lâu xuống cấp sập xệ, phần lớn quy mô công trình là 1 tầng, số lượng ít có công trình quy mô từ 2 tầng đến 4 tầng, diện tích xây dựng nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu ở trong gia đình nhiều thế hệ con cháu. Điều này dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn và rất cấp thiết.
“Các đơn vị cấp trên liên quan khi thông qua quy hoạch cần xem xét đối với khu vực dân cư hiện có ngoài bãi sông để đảm bảo cuộc sống người dân. Trong trường hợp nếu có di dời hoặc di dời một phần dân cư theo đồ án cần phải bố trí quỹ đất tái định cư, đảm bảo cuộc sống của các hộ dân và tính khả thi khi thực hiện di dời”, Chủ tịch UBND quận Long Biên đề xuất.
*Giải quyết các bất cập về quy hoạch
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 về việc triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai xây dựng quy hoạch và đã phê duyệt được 66/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (cấp 2). Còn lại 2 đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1-5) và sông Đuống (R6) với tổng diện tích khoảng 12.665ha đất chưa được phê duyệt. Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố cho biết thêm, nguyên nhân của việc chậm trễ là do vướng quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, cần được xin ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường.Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố đang có văn bản xin ý kiến các bộ liên quan như: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 từ Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) nhằm làm rõ các ý kiến trước đó để bổ sung, chỉnh sửa, thống nhất trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn; góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Mặt khác, khi quy hoạch được phê duyệt và công khai rõ ràng cũng sẽ góp phần ngăn chặn nạn "cò" đất thổi giá ảo để mua bán sang nhượng kiếm lời. Vì thế, ở góc độ cơ sở, UBND quận Long Biên cũng nhìn nhận, trong trường hợp quy hoạch được duyệt sẽ là tiền đề quan trọng để kêu gọi các dự án đầu tư vào khu vực nằm trong khu bãi sông; đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để cấp chính quyền phường, quận quản lý tốt hơn về đất đai, trật tự xây dựng. Đại diện UBND huyện Đan Phượng cho rằng, để phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất, phát triển hài hòa bãi sông Hồng, khi phê duyệt quy hoạch, cơ quan chức năng cũng nên định hướng phát triển bãi sông phía Đông đường Vành đai 4 qua địa bàn./.- Từ khóa :
- Hà nội
- sông hồng
- đô thị sông hồng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa hướng đến đô thị thông minh, kết nối quốc tế
07:55' - 21/02/2022
Nghị quyết số 09-NQ/TW đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, kết nối quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đảm bảo tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội
13:02' - 19/02/2022
Sáng 19/2, ông Frans Timmermans, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Châu Âu cùng đoàn công tác của Ủy ban Châu Âu thăm công trường dự án đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
-
Chứng khoán
Đô thị Kinh Bắc chuẩn bị bán gần 6 triệu cổ phiếu quỹ
08:28' - 09/02/2022
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC) công bố bán toàn bộ 5,95 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 16/2 đến 16/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Áp lực nguồn cung nhà ở dồn lên các đô thị
19:52' - 08/07/2025
Với dự báo hơn hai phần ba dân số toàn cầu sẽ sinh sống tại các đô thị vào năm 2050, các thành phố đang phải đối mặt với áp lực đảm bảo số lượng và tính bền vững của nguồn cung nhà ở.
-
Bất động sản
34 khu đất ở Đồng Nai sắp lên sàn đấu giá
17:20' - 07/07/2025
Chiều 7/7, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 trên địa bàn Đồng Nai.
-
Bất động sản
Hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
15:28' - 07/07/2025
Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất diễn ra sau khi sắp xếp đơn vị hành chính theo các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Bất động sản
Bất động sản Đông Hải Phòng: Thỏi nam châm hút vốn đầu tư
10:22' - 07/07/2025
Sở hữu quỹ đất lớn, quy hoạch bài bản cùng dư địa tăng giá còn rộng, khu Đông Hải Phòng dần định hình là trung tâm chuyển dịch dòng vốn của giới đầu tư và nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
-
Bất động sản
Áp lực chi phí xây dựng "dồn" lên bất động sản
10:45' - 06/07/2025
Hoạt động khai thác đang được kiểm soát chặt nhằm bảo vệ hệ sinh thái, kéo theo giá cát và chi phí vận chuyển tăng, gây áp lực lên tổng chi phí đầu tư, nhất là trong các dự án hạ tầng lớn…
-
Bất động sản
Phát triển đô thị xanh: Thị trường chưa đủ động lực, cần chính sách tiếp sức
16:04' - 04/07/2025
Đô thị xanh, công trình xanh và phát triển theo hướng Net Zero đang dần trở thành xu thế chủ đạo trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
-
Bất động sản
Lợi thế kép từ các tòa tháp ven biển Blanca City
15:13' - 04/07/2025
Nằm giữa trục đường 3/2 và biển Bãi Sau, các tòa tháp Blanca thuộc Blanca City mở ra cơ hội đầu tư, lưu trú, nghỉ dưỡng khi hội tụ lợi thế nội sinh - ngoại lực.
-
Bất động sản
Đầu tư bất động sản kỳ vọng vào động lực mới từ cải cách thể chế
19:56' - 03/07/2025
Thị trường bất động sản được đánh giá là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
-
Bất động sản
Giải pháp nào giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị?
14:38' - 03/07/2025
Livehouse là loại hình bất động sản đa công năng, tích hợp 5 chức năng chính gồm: lưu trú, kinh doanh, làm việc, nghỉ dưỡng, giải trí với hệ thống hạ tầng và tiện ích được đầu tư đồng bộ.