Bất cập trong đền bù di dân tái định cư Thủy điện Bản Vẽ
Sau khi di dời để phục vụ việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ, gần 1.000 hộ dân ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An không thể sản xuất, canh tác trên diện tích đất của mình dù đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những bất cập trong đền bù di dân tái định cư không chỉ khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng mà còn khiến chính quyền địa phương nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý.
Để phục vụ việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ, gần 3.000 hộ dân ở huyện Tương Dương đã phải di dời khỏi vùng lòng hồ.
Tuy nhiên, theo văn bản số 1174/CV-NLĐK ngày 16/3/2005 của Bộ Công nghiệp về quy định bồi thường thiệt hại di dân tái định cư và quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thủy điện Bản Lải (nay là thủy điện Bản Vẽ) thì các hộ chỉ được đền bù phần đất đai, tài sản dưới mức cốt ngập (dưới cao trình 200m), còn phần diện tích trên cốt ngập không được đền bù.
Trong khi đó, người dân di dời về huyện Thanh Chương cách xa nơi ở cũ gần trăm km không thể quay về sản xuất. Mặt khác, phần lớn diện tích này đã được địa phương đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ. Vì vậy, về pháp lý, người dân đã được nhà nước giao đất nhưng trên thực tế người dân không được sản xuất canh tác.
Ông Lương Văn Quý, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An cho biết, năm 2000 gia đình ông được nhà nước giao chăm sóc 36 ha rừng theo Nghị định 163/1999NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2003, Thủy điện Bản Vẽ được xây dựng, gia đình ông cũng như nhiều hộ dân trong bản thuộc diện phải di dời. Phần ruộng vườn dưới mực nước ngập đều đã được đề bù nhưng phần trên mực nước ngập thì gia đình ông chưa được đền bù. Sau hơn 1 năm về nơi ở mới, do không có đất sản xuất, cuộc sống quá khó khăn nên gia đình ông quay trở về nơi cũ thì được biết 36 ha rừng của gia đình đã được đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ."Bây giờ khu vực Khe Hốc có 14 gia đình quay trở về, nhưng đất rừng đã được đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ và giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý. Ngoài việc chăn thả trâu bò thì các gia đình phải tận dụng một số diện tích đất ven khe, ven suối hoặc đất bán ngập để sản xuất, cuộc sống rất khó khăn", ông Quý chia sẻ.
Ông Lương Văn Tiến, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An, nguyên cán bộ địa chính xã cho biết, sau khi có chủ trương giao đất giao rừng thì toàn xã Hữu Khuông có hơn 50 hộ được trích đo, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi dự án thủy điện Bản Vẽ được khởi công, các hộ phải di dời về tái định cư ở huyện Thanh Chương, một số khác di dời theo diện tự do. Trong đó, một số hộ dù không bị ngập nhưng cũng di dời theo cộng đồng làng bản đúng với chủ trương dự án nhưng do số diện tích này nằm trên mực cốt ngập nên các hộ cũng không được đền bù. Theo thống kê của huyện Tương Dương, hiện nay, phần diện tích trên cốt ngập của người dân khoảng 4.300 ha; trong đó có khoảng 4.000 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 937 hộ dân, trên 230 ha còn lại đã được trích đo bản đồ. Hiện nay, phần lớn diện tích đất trên cốt ngập đều đã đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ theo Quyết định 48/2014/QĐ của UBND tỉnh Nghệ An về quy hoạch 3 loại rừng. Bà Lương Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương cho biết, một số hộ dân dù được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 163/199/NĐ-CP nhưng hiện nay vẫn chưa được nhà nước thu hồi hay đền bù. Thời gian qua, nhiều hộ dân lấy lý do, phần đất chưa được thu hồi nên đã quay về nơi cũ để sản xuất khiến công tác quản lý đất đai, an ninh trật tự của chính quyền sở tại gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tương Dương cho biết, trước những bất cập trong việc bồi thường di dân tái định cư Thủy điện Bản Vẽ, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay những nội dung này vẫn chưa được giải quyết. Người dân được nhà nước giao đất nhưng nay chưa được thu hồi, bồi thường khiến cơ quan chức năng không có cơ sở bù trừ chênh lệch nơi đến nơi đi khiến quyền lợi người dân không được đảm bảo. Ngoài ra, những phần diện tích này cũng không thể giao cho các hộ dân trên địa bàn trong coi, quản lý vì về pháp lý diện tích này đã được nhà nước giao đất. Cũng theo ông Hùng, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 64/2014/QĐ-TTg về chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; trong đó, quy định đối với trường hợp các hộ dân chuyển đến điểm tái định cư cách nơi sản xuất cũ từ 5km trở lên bị thu hồi đất thì được bồi thường về đất. Tuy nhiên, do Thủy điện Bản Vẽ xây dựng trước thời điểm trên nên không thể áp dụng. Hiện, UBND huyện đã đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An các phương án xử lý. Cụ thể, đối với diện tích trên cốt ngập của các hộ dân di dời theo cộng đồng làng bản thì lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để có cơ sở bù trừ chênh lệch nơi đi, nơi đến như các hộ thuộc diện tái định cư dưới cốt ngập.Đối với phần diện tích đã được nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu không được bồi thường, hỗ trợ về đất, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan có ý kiến bằng văn bản để huyện có cơ sở trả lời cho nhân dân và làm căn cứ để huyện thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cốt ngập, để giao cho các hộ dân sở tại quản lý theo quy định./.
- Từ khóa :
- Thuỷ điện
- thuỷ điện bản vẽ
- nghệ an
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nghệ An kiểm soát các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu
09:15' - 09/09/2022
Cục Quản lý thị trường Nghệ An chỉ đạo lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh mặt hàng phục vụ Tết Trung thu như bánh kẹo, đồ chơi trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Phản hồi thông tin về "lũ quét" ở thị trấn Mường Xén, Nghệ An trên mạng xã hội
12:49' - 05/09/2022
Bí thư thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết tình trạng "lũ quét" trên địa bàn thị trấn Mường Xén xảy ra vào tối 4/9 đã chấm dứt, thực tế không như phản ánh trên mạng xã hội.
-
Doanh nghiệp
Tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Nghệ An và khu vực
18:37' - 20/08/2022
Dự án nâng công suất trạm biến áp 220 kV Đô Lương từ 2x125 MVA lên (125+250) MVA sau khi hoàn thành góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An và khu vực lân cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Australia cấm người nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng
13:53' - 16/02/2025
Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng ở nước này trong vòng 2 năm.
-
Bất động sản
Bất động sản "chuyển động" theo hạ tầng
09:19' - 16/02/2025
Các chuyên gia dự báo, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2025.
-
Bất động sản
SJ Group phủ xanh hơn 11 ha khu đô thị Nam An Khánh
14:38' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Công ty CP SJ Group tổ chức sự kiện “Ngày hội trồng cây năm 2025” với chủ đề "Tầm nhìn xanh" nhằm phủ xanh hơn 11 ha khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
-
Bất động sản
Thị trường nhà ở TP. Hồ Chí Minh có xu hướng dịch chuyển
11:36' - 15/02/2025
Với xu hướng giá bán vẫn ở mức cao và khan hiếm phân khúc "vừa túi tiền", nguồn cầu của TP. Hồ Chí Minh có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương lân cận.
-
Bất động sản
Hà Nội giao đất thực hiện Dự án nhà ở xã hội Kim Chung
09:43' - 15/02/2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định giao 24.000,6m2 đất tại ô đất ký hiệu CT3 thuộc Khu đô thị mới Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh để thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Giá thuê đất công nghiệp phía Bắc sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm
16:17' - 14/02/2025
Nhiều khu công nghiệp mới sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và thu hút đầu tư.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản đầu năm nhiều tín hiệu lạc quan
11:28' - 14/02/2025
Ngay sau Tết nguyên đán Ất Tỵ lượng tin đăng và tìm kiếm bất động sản đang có sự phục hồi tích cực.
-
Bất động sản
Mỹ: Thuế nhập khẩu có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở
16:23' - 13/02/2025
Hàng chục nghị sỹ đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã cảnh báo việc áp thuế cao của Mỹ với Canada và Mexico có thể khiến khủng hoảng nhà ở tại Mỹ thêm trầm trọng và gây rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế.
-
Bất động sản
Nguồn cung bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2025
16:13' - 11/02/2025
Sau 6 tháng áp dụng ba bộ luật mới là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, thị trường bất động sản có tín hiệu tích cực.