Bầu cử Mỹ 2020: Hai ứng cử viên tổng thống bước vào cuộc tranh luận đầu tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, cuộc tranh luận đầu tiên giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden mở màn cho ba cuộc tranh luận sẽ diễn ra trong giai đoạn nước rút của cuộc đua vào Nhà Trắng 2020 sắp tới. "Vòng đấu" này kéo dài 90' và được truyền hình trực tiếp, với sự điều phối của ông Christ Wallace, người dẫn chương trình của đài Fox News.
Sự kiện chính trị quan trọng này được xem là cơ hội để cử tri Mỹ theo dõi trực tiếp và so sánh về chính sách, tầm nhìn, năng lực và tính cách của cả hai ứng cử viên trong bối cảnh nhiều bất ổn hiện nay trước khi đưa ra quyết định chọn người dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo.
Cuộc tranh luận sẽ chia thành các phân đoạn dài 15', tập trung vào 6 chủ đề do ông Wallace lựa chọn và công bố một tuần trước đó. Các chủ đề này gồm: thành tích của Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden; Tòa án Tối cao Mỹ; đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19; nền kinh tế; vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố của Mỹ; tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Qua các chủ đề này, hai ứng cử viên có cơ hội bảo vệ những thành tựu mình đã đạt được và nhắm vào những điểm yếu của đối thủ. Tuy nhiên, cả hai ứng viên cũng có thể được hỏi liệu họ có sẵn sàng chấp nhận kết quả bầu cử và cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình hay không. Ngoài ra, vấn đề thuế của Tổng thống Trump cũng có thể sẽ là một vấn đề nóng được đề cập tại cuộc tranh luận đầu tiên này.
Giới quan sát đánh giá trải qua 14 cuộc tranh luận trong mùa bầu cử năm 2016, điểm mạnh của Tổng thống Trump được thể hiện qua sự nhạy bén về cách thu hút sự chú ý, đưa ra những quan điểm rõ ràng, ngắn gọn và công kích mạnh mẽ đối thủ.
Trong khi đó, cựu Phó Tổng thống Biden được đánh giá là nhà diễn thuyết lão luyện, có kiến thức về lịch sử, am hiểu về chính sách và thường viện dẫn những biến cố mà mình đã trải qua cũng như những câu chuyện về quá trình trưởng thành của mình để tạo cảm giác gần gũi với khán giả.
Để chuẩn bị cho màn đối đầu đầu tiên này, ông Biden đã có các buổi tập dượt cùng cố vấn, trong khi Tổng thống Trump nghiên cứu các cuộc tranh luận năm 2008 và 2012 của đối thủ.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Tổng thống Trump có thể sẽ gặp khó khăn liên quan đến hiệu quả điều hành công việc trong 4 năm cầm quyền của ông, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng hiện nay mà nước Mỹ đang phải đối mặt, hay những cáo buộc về hồ sơ thuế của ông. Trong khi đó, ông Biden cũng sẽ phải gặp áp lực trong việc thể hiện cho cử tri dao động nhận thấy rằng ông xứng đáng là lựa chọn của họ.
Màn đối đầu trực tiếp đầu tiên này được dự đoán sẽ thu hút lượng khán giả vượt mức kỷ lục 84 triệu người trong cuộc tranh luận đầu tiên của năm bầu cử 2016. Dù vẫn còn hai cuộc đối đầu trực tiếp khác, tuy nhiên hai ứng cử viên sẽ phải nỗ lực ngay trong “màn thể hiện” đầu tiên này để giành sự ủng hộ của các cử tri, đặc biệt là nhóm cử tri không đi bỏ phiếu và cử tri dao động đang tăng lên hiện nay.
Theo tiến trình bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống này sẽ tham gia thêm hai cuộc tranh luận trực tiếp, lần lượt diễn ra ở Miami, bang Florida, vào ngày 15/10 và ở Nashville, bang Tennessee vào ngày 22/10 trước khi diễn ra ngày bầu cử chính thức 3/11. Trong khi đó, cuộc tranh luận duy nhất giữa Phó Tổng thống đảng Cộng hòa Mike Pence và ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7/10 tới tại Đại học Utah ở thành phố Salt Lake./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Ứng cử viên Joe Biden công bố các dữ liệu khai thuế năm 2019
08:23' - 30/09/2020
Các ứng cử viên liên danh tranh cử của đảng Dân chủ là Joe Biden và Kamala Harris đã công bố dữ liệu khai thuế liên bang và bang của họ trong năm 2019
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump mạnh tay chi cho các dịch vụ pháp lý
19:06' - 29/09/2020
Theo kết quả một số cuộc khảo sát, hiện đã có hơn 200 vụ kiện liên quan đến bầu cử, với đa số tập trung vào việc bỏ phiếu qua bưu điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...