Bầu cử sớm liệu có thể "thay đổi luật chơi" cho đồng bảng Anh?
Giới chuyên gia thị trường nhận định rằng với sự phục hồi gần đây, đồng bảng không còn là đồng tiền bị “ghét bỏ” nhất, song nó vẫn chưa được ưa thích trở lại.
Từ khi nước Anh bắt đầu tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, thị trường đã trở nên thích nghi với những biến động khó đoán trước của đồng bảng.Trong vòng hơn sáu tháng trở lại đây, đồng bảng luôn giao dịch dưới mức 1,30 USD và như chuyên gia phân tích Martin Enlund của Nordea đánh giá, đây là "đồng tiền bị ghét bỏ nhất vũ trụ” trong tuần trước.
Dường như kịch bản hợp lý nhất cho năm 2017 là đồng bảng sẽ dao động trong biên độ 1,20-1,27 USD và do đó giới tài chính hoàn toàn bất ngờ khi đồng bảng ngày 18/4 bất ngờ quay đầu tăng 2,7%, một trong những mức tăng mạnh nhất trong gần 50 năm qua, sau đề xuất bầu cử sớm của Thủ tướng May.Việc đồng bảng tăng từ 1,25 USD lên ngưỡng 1,29 USD đã buộc các nhà đầu tư phải đặt câu hỏi liệu đây có là khởi đầu của một chu kỳ tăng giá ổn định hay đồng bảng sẽ lại tiếp tục giảm giá sau khi các hợp đồng bán khống bảng Anh được tất toán.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, tương lai của đồng bảng cũng vẫn phụ thuộc vào những thỏa thuận mà Anh đạt được trong quá trình đàm phán với EU.
Cuộc bầu cử sớm đã làm tăng triển vọng về khả năng “Brexit mềm” hơn dự kiến. Cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 2022, tức là ba năm sau khi tiến trình đàm phán rời EU kết thúc, sẽ làm giảm áp lực lên lịch trình đàm phán của bà May với EU, cũng như tạo điều kiện cho Anh và EU có thể đạt được một thỏa thuận chuyển tiếp. Điều này sẽ có tác động tích cực tới đồng bảng. Theo các chuyên gia của công ty Nomura, đồng bảng có thể tăng lên ngưỡng 1,30-1,35 USD. Trong khi đó, National Australia Bank nhận định "không khó để đồng bảng trở lại mức 1,34-1,35 USD".Cả Bank of America Merrill Lynch và Deutsche Bank đều cho rằng việc tiến hành bầu cử sớm đóng vai trò "thay đổi luật chơi" cho đồng bảng. BNP Paribas dự báo đồng euro sẽ giảm từ mức hiện tại là 0,8350 bảng xuống còn 0,80 bảng.
Cũng theo Bank of America , nước Anh có thêm thời gian để đạt được những thỏa thuận Brexit có lợi và vì thế, "rủi ro đối với đồng bảng giảm đáng kể" .
Tuy nhiên, các nhà phân tích bi quan lại cho rằng việc đồng bảng tăng 2,7% hôm 18/4 vừa qua chủ yếu là vì giới đầu tư đã bán đồng bảng quá nhiều và buộc phải mua vào đồng bảng để tất toán các hợp đồng bán khống.Theo ông Paul Lambert, Giám đốc ngoại tệ của quỹ Insight Investment, thị trường đã bán khống quá mức đồng bảng.
Ông Alberto Gallo, quản lý danh mục đầu tư tại quỹ Algebris Investments, cho rằng "triển vọng của đồng bảng trong ngắn hạn là tích cực", song trong dài hạn, tất cả những gì đã xảy ra có lẽ chỉ giúp trì hoãn một kết quả xấu khó tránh đối với kinh tế Anh cũng như làm chậm tốc độ mất giá của đồng bảng.
Ông cũng quan ngại về tình hình năng suất lao động thấp ở “xứ sở sương mù”, vay nợ cao của các hộ gia đình, tình trạng bất bình đẳng và khả năng Ngân hàng trung ương Anh sẽ chưa thể tăng lãi suất.
Ngoài ra, thị trường cũng cần phải chú ý đến những biến động vĩ mô trong thời gian tới. Jane Foley, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Rabobank, cho biết kinh tế Anh đã ổn định hơn so với dự báo của các nhà kinh tế.Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm nay lên 2%. Tuy vậy, lạm phát cao hơn đang ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng, giá nhà đang trì trệ và đàm phán thương mại với EU có thể sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bà Foley nhận định rằng đồng bảng vẫn là "một đồng tiền có khả năng mất giá và sẽ còn chịu nhiều biến động liên tục”.Ông Nick D'Onofrio, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư North Asset Management, cho rằng thị trường đang hiểu sai về quyết định bầu cử sớm và dường như bỏ qua khả năng “Brexit cứng”. Ông dự đoán đồng euro sẽ tăng 10%, lên 0,90 bảng trong 9-12 tháng tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU và nhiều quốc gia phản ứng với bầu cử sớm tại Anh
12:33' - 19/04/2017
Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia đã đưa ra phản ứng trước tuyên bố tổng tuyển cử sớm vào ngày 8/6 tới của Thủ tướng Anh Theresa May.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn
17:49' - 18/04/2017
Ngày 18/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 8/6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.