Bầu cử Tổng thống Pháp: Báo giới đánh giá thế nào về hành động kinh tế của các ứng viên?
Chỉ còn hai tuần nữa là đến ngày bỏ phiếu vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017, các nhật báo Pháp đã dành nhiều bài viết phân tích các chiến dịch tranh cử của 5 ứng cử viên: François Fillon, Emmanuel Macron, Marine Le Pen, Benoit Hamon và Jean-Luc Mélenchon.
Đáng chú ý là bài viết "Bầu cử tổng thống: Chi phí thực sự cho những lời hứa của các ứng cử viên” trên trang nhất của nhật báo Les Echos.
Bài báo dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức tư vấn Montaigne nhận định chương trình hành động đề xuất của cả 5 ứng cử viên đều không tiết kiệm cho ngân sách quốc gia như họ cam kết, do phát sinh nhiều chi phí mới.
Cụ thể, ứng cử viên Fillon và Macron từng tuyên bố chương trình hành động của họ sẽ giúp tiết kiệm lần lượt là 100 tỷ và 60 tỷ euro, song trên thực tế con số sẽ chỉ vào khoảng 60 tỷ và 35 tỷ euro.
Montaigne thậm chí còn lo ngại hơn về phương hướng hành động của 3 ứng cử viên còn lại do mức chi phí phát sinh liên quan chương trình của ông Hamon thuộc đảng cánh tả Xã hội và bà Le Pen - đại diện đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia - lần lượt là khoảng 100 tỷ và 200 tỷ euro, trong khi kế hoạch đề xuất của ứng cử viên Mélenchon sẽ khiến người dân Pháp phải đóng thêm 85 tỷ euro tiền thuế.
Theo một loạt bài viết khác cũng trên tờ Les Echos, ứng cử viên cánh hữu Fillon của đảng Những người Cộng hòa bị chỉ trích là “quá lạc quan" về chương trình kinh tế mà ông đề xuất. Ứng cử viên trung dung Macron được đánh giá là “đáng tin cậy nhất để vực dậy nền kinh tế Pháp”.
Tuy nhiên, kết quả thăm dò dư luận của hãng Elabe mới đây cho thấy ứng cử viên cực tả Mélenchon của phong trào "Nước Pháp bất khuất" lại là chính trị gia được người dân Pháp yêu thích nhất, với tỷ lệ lên tới 51%, trong khi đối thủ Macron chỉ nhận được 44%.
Trong khi đó, tờ Libération số ra ngày 7/4 lại hướng độc giả tới chính sách đối ngoại của 5 ứng cử viên nặng ký nói trên thông qua bài phỏng vấn các cố vấn của họ.
Theo đó, chính sách đối ngoại của các chính trị gia hàng đầu đều liên quan tới các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, vấn đề người di cư, quốc phòng, đoàn kết quốc tế và hoạt động của Liên hợp quốc.
>> Bầu cử Tổng thống Pháp: Ông Francois Fillon đang chịu sức ép phải rút lui
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp: Xuất hiện nhân tố tiềm năng mới
12:13' - 05/04/2017
Ứng cử viên tổng thống Pháp đến từ phe cực tả Jean-Luc Melenchon được đánh giá là người giành phần thắng trong vòng tranh luận trực tiếp thứ hai trên truyền hình diễn ra đêm 4/4.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng cử viên F. Fillon bị cáo buộc sử dụng "giấy tờ giả"
09:58' - 22/03/2017
Ứng cử viên tổng thống Pháp F. Fillon đáng đối mặt với cáo buộc sử dụng "giấy tờ giả".
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp: 5 ứng cử viên hàng đầu sẽ tranh luận trực tiếp vào ngày 20/3
09:52' - 23/02/2017
Năm ứng cử viên dẫn đầu các cuộc thăm dò trong cuộc đua vào Điện Elysée sẽ tranh luận trực tiếp trên Kênh truyền hình tư nhân Pháp TF1 vào ngày 20/3 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp: Ông Francois Fillon đang chịu sức ép phải rút lui
20:39' - 02/02/2017
Hiện tỷ lệ ủng hộ ông Fillon đã tụt xuống sau ứng cử viên cánh hữu Le Pen và ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.