Bên lề Quốc hội: CPTPP nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam
Chiều 12/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, các đại biểu đều tán thành về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng, đây là một quyết định chính trị quan trọng, chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó của đất nước trước tác động của kinh tế thế giới...
Nâng cao nội lực của đất nước
Các đại biểu cho rằng, tham gia CPTPP giúp Việt Nam thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tham gia CPTPP vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, CPTPP rất toàn diện vì hiệp định này không chỉ thuần túy về mặt thương mại, không chỉ bàn về thuế quan mà đề cập đến cả đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, lao động, thị trường dịch vụ...Theo đại biểu, CPTPP tiến bộ ở chỗ không phân biệt khoảng cách giàu, nghèo giữa các quốc gia thành viên, đồng thời quan tâm rất nhiều đến doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều đó thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tham gia CPTPP Việt Nam có rất nhiều cơ hội vì thị trường này rất lớn với trên 500 triệu dân.
Tuy nhiên, đây là thị trường khó tính vì thu nhập bình quân đầu người là trên 30.000 USD, vì thế, Việt Nam khi xuất khẩu phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật thì thị trường này- đại biểu lưu ý.
Tán thành phê chuẩn CPTPP, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) khẳng định, Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa nước ta với nhiều đối tác chiến lược là thành viên CPTPP, tạo thế tốt hơn cho đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế và cân bằng quan hệ với các nước lớn. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng tạo ra yếu tố tinh thần và thể chế, song còn rất nhiều điều cần thực hiện, cần đánh giá, trong đó có các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội khẳng định, tham gia CPTPP cũng đồng thời đặt ra những thách thức mà Việt Nam cần nỗ lực vượt qua.Chắc chắn, việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng... đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao cảnh giác để có thể phát hiện, ngăn chặn những phần tử xấu lợi dụng để chống đối.
Quan trọng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn chỉnh các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý mới để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị - xã hội trong nước. Đó là những thách thức hoàn không giản đơn.
Nhiều đại biểu cho rằng, những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ triển khai thời gian qua đã tạo ra động lực lớn để các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ và quyết liệt, tạo môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những nỗ lực này mới chỉ là bước đầu.Tổ chức Công đoàn sẽ đổi mới mạnh mẽ
Phân tích những tác động của CPTPP đến hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai)- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, những điều nêu trong Hiệp định CPTPP cũng chính là nội dung đã nêu trong Công ước 87 và Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà tổ chức Việt Nam đã là thành viên. Cho rằng đây là cơ hội để tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới thực chất, vì người lao động, nhưng cũng là thách thức lớn, ông Bùi Văn Cường cho rằng công đoàn Việt Nam cần đưa ra các quy định thế nào, quản lý làm sao cho hợp lý, hiệu quả. Đại biểu Bùi Văn Cường thông tin, tương lai sẽ có ít nhất 3 tổ chức đại diện cho người lao động. Thứ nhất là tổ chức do người lao động tự nguyện thành lập.Theo hình thức này rất tốt, không có vấn đề gì lớn. Thứ hai là tổ chức do chủ sử dụng lao động lập ra để thao túng, chi phối.
Tổ chức thứ ba, đó là tổ chức mang danh nghĩa đại diện của người lao động nhưng không loại trừ do một số phần tử khác biệt về chính trị thành lập, núp bóng, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo đại biểu, khi CPTPP được phê chuẩn, chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo cẩn trọng, có hàng rào kỹ thuật để kiểm soát, hạn chế được những vấn đề phức tạp có thể xảy ra.
Về phía Công đoàn Việt Nam, đại biểu cho biết hiện tổ chức này đang thực hiện đề án đổi mới tổ chức, hoạt động; tập trung đổi mới theo hướng lấy lợi ích của đoàn viên, người lao động làm điểm tập hợp; quan tâm lợi ích của đoàn viên, người lao động; tập trung thực hiện xây dựng các thiết chế công đoàn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mà chỉ đoàn viên công đoàn mới được thụ hưởng. Bên cạnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, khi tham gia CPTPP, sẽ tạo ra sức ép rất lớn về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế của đất nước.Các điều khoản trong CPTPP đòi hỏi thực hiện nhiều cải cách trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong quan điểm, cũng như vấn đề pháp lý, hành chính.
Chính những đòi hỏi này tạo động lực phát triển, cả kinh tế và xã hội. Thực tế, các tiêu chuẩn cao liên quan vấn đề thể chế sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp luật, tính cạnh tranh, môi trường đầu tư, kinh doanh.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may và da giày kỳ vọng gì từ Hiệp định CPTPP?
16:02' - 12/11/2018
Tới đây khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ tạo cú hích lớn cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam; trong đó, dệt may và da giày được cho là có lợi hơn cả.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng lớn vào cơ hội hợp tác từ CPTPP
15:58' - 12/11/2018
Các đại biểu Quốc hội cùng cử tri cả nước đều quan tâm và thể hiện kỳ vọng to lớn vào cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư… khi tham gia Hiệp định này.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp định CPTPP
15:22' - 12/11/2018
Chiều 12/11, với 96,7% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đồng tình với việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP
17:07' - 05/11/2018
Bên cạnh sự đồng tình tuyệt đối của các đại biểu Quốc hội, vẫn có ý kiến, quan điểm cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn những thách thức, rủi ro mang lại khi Việt Nam tham gia CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.