Bộ Giao thông Vận tải: Cần hơn 13.000 tỷ đồng xử lý bất cập BOT
Đáng chú ý tại báo cáo này, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, để xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập tại các trạm thu phí/dự án BOT cần bố trí vốn ngân sách Nhà nước khoảng 13.115 tỷ đồng.
Cụ thể, theo Bộ Giao thông Vận tải, trong tổng số hơn 70 dự án BOT do Bộ quản lý, Bộ đã rà soát, phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, thống nhất giải pháp xử lý được 14 trạm thu phí đưa vào hoạt động bình thường.
Đối với 4 trạm thu phí BOT/dự án BOT có bất cập, chưa được thu phí; trong đó trạm thu phí La Sơn-Túy Loan (hoàn vốn cho dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả), từ năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu giải pháp xử lý.
Căn cứ vào đề xuất của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ không sử dụng trạm thu phí La Sơn-Túy Loan để hoàn vốn cho dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, bổ sung vốn Nhà nước (khoảng 2.280 tỷ đồng) để hỗ trợ cho dự án. Đối với tuyến cao tốc La Sơn-Túy Loan, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền thông qua để thu hồi vốn nộp ngân sách Nhà nước. Với trạm thu phí Bỉm Sơn, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị phương án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời bố trí vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 920 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư. Trạm thu phí Quốc lộ 3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên thống nhất đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo phương án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bố trí vốn Nhà nước (khoảng 3.250 tỷ đồng) để thanh toán cho doanh nghiệp dự án. Trạm thu phí trên Quốc lộ 91, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ thống nhất kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước hạn, bố trí ngân sách Nhà nước (khoảng 1.879 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Đối với 4 dự án BOT sụt giảm doanh thu lớn, phá vỡ phương án tài chính, bao gồm dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148-Km1763+610 theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí vốn Nhà nước (khoảng 703 tỷ đồng) để hoàn trả cho doanh nghiệp BOT. Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn Nhà nước (khoảng 2.049 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 612 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cũng như hoàn trả vốn vay của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. Đối với việc cải tạo luồng sông Sài Gòn đoạn từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bình Dương, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất cân đối nguồn vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương triển khai thực hiện. Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì-Ba Vì, Bộ Giao thông Vận tải đồng thuận và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 1.422 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án. Đối với vốn Nhà nước sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay Luật Đầu tư công chưa có quy định sử dụng vốn đầu tư công để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đồng thời, xét về giải pháp tổng thể để xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập tại các trạm thu phí/dự án BOT nêu trên cần bố trí vốn ngân sách Nhà nước khoảng 13.115 tỷ đồng, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, để có cơ sở thực hiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Về nguồn vốn thanh toán, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị xem xét, cân đối từ nguồn vượt thu ngân sách Nhà nước năm 2022 và từ các nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm trong giai đoạn 2021-2025 để thanh toán chi phí hợp lý cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án./.- Từ khóa :
- Dự án bot
- bot
- cao tốc
- ngân sách nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về trạm thu phí BOT Thanh Nê?
14:13' - 23/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải chưa nhận được báo cáo của tỉnh Thái Bình về vấn đề trạm thu phí BOT Thanh Nê cũng như đề xuất Bộ gợi ý hay chia sẻ hướng xử lý cho trạm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất 4 phương án xử lý bất cập tại BOT Thái Nguyên – Chợ Mới
17:53' - 21/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã xây dựng 4 phương án gỡ khó cho dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, để lấy ý kiến và thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên quan.
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Bình: Trạm thu phí BOT Thanh Nê ùn tắc, nhiều phương tiện chọn lối đi tắt
18:18' - 18/08/2022
Những ngày qua, nhiều người dân, chủ phương tiện tại Thái Bình phản ứng trước việc Công ty Cổ phần Tasco siết chặt các biện pháp chống thất thu tại Trạm thu phí BOT Thanh Nê.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Lời cảnh tỉnh đắt giá!
16:11'
Cơn giông bất ngờ, sóng dữ đã nhấn chìm con tàu chở 49 người, cướp đi sinh mạng của 35 người, 4 người vẫn mất tích. Những người sống sót vẫn chưa hết bàng hoàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
15:55'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo "Các địa phương tính toán kỹ lưỡng phương án ứng phó với bão số 3, trong đó, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão số 3: Quảng Ninh tạm dừng cấp phép rời cảng đối với tàu khách
15:54'
Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa vừa ban hành công văn khẩn về việc tạm dừng cấp phép rời cảng, bến đối với các phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khoa học, công nghệ phải phục vụ đắc lực vận hành bộ máy và mục tiêu tăng trưởng
12:54'
Thủ tướng cho rằng, cơ bản đã hoàn thiện về thể chế, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn biến bão phức tạp, hành động khẩn cấp để kịp thời phòng, tránh
11:53'
Ngay sau trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại vụ lật tàu ở Quảng Ninh, sáng 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đề án 06
11:02'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, đề ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Tạo thêm nguồn lực và động lực phát triển kinh tế - xã hội
10:22'
Sau 6 tháng thực hiện Nghị quyết 57, các điểm nghẽn dần được tháo gỡ, khoa học, công nghệ và chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành công điện khẩn cấp ứng phó với bão số 3
10:21'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện 5380/CĐ-BCT về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (Wipha).
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:35'
Trong tuần qua, Việt Nam có các sự kiện kinh tế nổi bật như bán thí điểm xăng sinh học E10, Hải Phòngtrao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng giá trị trên 15 tỷ USD, thông hầm Đèo Ngang...