Bộ trưởng Bộ Tư pháp: "3 chìa khóa" kiểm soát biện pháp chống dịch COVID-19
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 25/7, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình tính pháp lý, đồng thời nêu rõ "3 chìa khóa" kiểm soát việc thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội. * Thực hiện triệt để phân cấp, phân quyền và cá thể hóa trách nhiệmTiếp thu các ý kiến về việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, khắc phục bất cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, xây dựng thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trước và sau khi kiện toàn. Hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tập trung hiện thực hóa các kết quả để rà soát, báo cáo Quốc hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, chọn ra một số vấn đề cấp thiết, bức xúc để đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua. Đối với những vấn đề dài hơi, Chính phủ sẽ đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh để tập trung xử lý trong thời gian tới theo nguyên tắc "thực hiện triệt để các quy định về phân cấp, phân quyền và cá thể hóa trách nhiệm". Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế cũng như thực hiện các biện pháp khác như tăng cường năng lực cán bộ, công chức trực tiếp trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật... * Giải pháp chưa từng có tiền lệLiên quan đến tính pháp lý dự thảo nội dung về phòng, chống dịch COVID-19, đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, trong thời gian qua, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Hiến định và luật định, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, đã thực hiện một số giải pháp cấp bách, cần thiết để phòng, chống dịch và đã đạt kết quả tốt, được thế giới và nhân dân trong nước đánh giá cao. Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, thành công này có được do 3 yếu tố: Dịch bệnh xuất hiện ở quy mô nhỏ, virus SARS-COV-2 giai đoạn đầu lây lan chậm hơn; chúng ta có hệ thống chính trị vững mạnh, tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng; nhân dân đồng thuận, chia sẻ, ủng hộ và tuyệt đối tuân thủ các chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước trong công cuộc phòng, chống dịch. Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất đã có sự thay đổi với tình hình dịch bệnh phức tạp, mức độ lây lan nhanh, số người mắc COVID-19 và số ca tử vong tăng...Như vậy, cùng với hai yếu tố quan trọng, còn nguyên giá trị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng cần có thay đổi nhất định để đáp ứng với yếu tố thứ nhất. Chính vì thế, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua một nội dung để đưa vào Nghị quyết chung Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội. "Đây là giải pháp chưa từng có tiền lệ", Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định.
Qua rà soát, các biện pháp, quy định phòng, chống dịch bệnh nói chung, đã có trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm hoặc pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp và một số quy định khác có liên quan trong lĩnh vực an ninh trật tự, phòng chống thảm họa, thiên tai...Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng cần hành vi pháp lý ở mức cao hơn, tiếp tục cho phép áp dụng các biện pháp này như trong trường hợp đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Trong khi đó, một số biện pháp mới chưa có quy định cụ thể, chủ yếu liên quan đến ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin.
Còn những biện pháp khác luật, dự thảo Nghị quyết sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất; đồng thời cho phép Chính phủ đáp ứng kịp thời tình hình phòng, chống dịch bệnh, linh hoạt áp dụng các hình thức văn bản thuộc thẩm quyền (Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...) cũng như các hình thức văn bản khác như Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết có "3 chìa khóa" để kiểm soát việc thực hiện Nghị quyết và việc Quốc hội giao, ủy quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện liên quan đến nội dung này.Thứ nhất, trong phạm vi hẹp, Nghị quyết chỉ áp dụng trực tiếp trong phòng, chống dịch COVID-19, trong đó bao gồm một số biện pháp hành chính, kiểm soát dịch bệnh, vấn đề liên quan đến mua và sản xuất vaccine phòng COVID-19, an sinh xã hội, một số vấn đề về tài chính-ngân sách và mua bán trang thiết bị, vật tư y tế.
Thứ hai, Nghị quyết chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn nhất định, dự kiến chỉ đến ngày 31/12/2022. Thứ ba sẽ có cơ chế giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và nhân dân.
Với tinh thần nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định nội dung này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chấp nhận hy sinh một vài chỉ tiêu kinh tế để phòng chống dịch
17:11' - 25/07/2021
Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, phóng viên BNEWS/TTXVN đã trao đổi với các đại biểu về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Ưu tiên hỗ trợ cho các khu vực động lực tăng trưởng của nền kinh tế
13:32' - 25/07/2021
Nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến về những nội dung liên quan đến công tác tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 gắn với việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.