Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp An Giang cần hướng đến chuyển đổi số
Nông nghiệp An Giang cần hướng đến mục tiêu chuyển đổi số là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo của tỉnh An Giang vào ngày 28/6, tại thành phố Long Xuyên, An Giang.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ngành nông nghiệp An Giang nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước “3 biến” đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của khách hàng. Do đó, sản xuất nông nghiệp luôn bị động, thiếu sự kết nối thông qua hệ thống dữ liệu số, dẫn đến “mù mờ” về thông tin. Người sản xuất thiếu thông tin về thị trường, thị trường thiếu thông tin về sản xuất khiến mối liên kết cung cầu bị “đứt gãy”. Chính sự bất cân xứng thông tin thị trường, kết nối cung - cầu chưa chặt chẽ dẫn đến điệp khúc “được mùa rớt giá”, hay đâu đó lại xuất hiện việc "giải cứu nông sản". Không chỉ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, câu chuyện "giải cứu" mới được nhắc đến mà đây là vấn đề có tính chu kỳ của việc sản xuất không gắn với thị trường. Người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam khẳng định, đã đến lúc An Giang phải bắt tay ngay vào chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bắt đầu từ việc xây dựng và hình thành các mã vùng trồng cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như cá tra, lúa gạo, xoài, rau màu,… xem đây là một cuộc cách mạng nhằm thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nếu không sẽ lỡ nhịp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, An Giang cần thực hiện chuyển đổi từ tuy duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp” để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho các sản phẩm nông nghiệp, ban đầu có thể không nhiều, nhưng chất lượng hơn; về lâu dài, khi có thương hiệu, lợi nhuận sẽ cao hơn, chi phí sản xuất thấp và bảo vệ môi trường, từ đó, hướng đến phát triển nền nông nghiệp dựa trên hệ sinh thái bền vững, vì sức khỏe cộng đồng, giải quyết được ổn thỏa bài toán sản xuất và thích ứng. “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp không đơn thuần là phân bổ, điều chuyển quy mô, tăng giảm nội ngành mà đó là quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi tư duy lẫn phương thức sản xuất. Chuyển từ phát triển dựa vào doanh nghiệp dẫn đầu sang kết hợp doanh nghiệp dẫn đầu và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Chú trọng tạo dựng và phát triển đa dạng hệ sinh thái; chuyển từ sản xuất đơn ngành sang sản xuất đa ngành, với mục tiêu “mình bán những gì khách hàng cần, chứ không phải bán những gì mình có” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích. Bên cạnh đó, phải nâng cao, chuyển đổi nhận thức từ chính quyền đến người dân, xem nông nghiệp là một nghề; trong đó, chính quyền không chỉ hô hào người nông dân sản xuất, mà cần tổ chức lại đời sống nông thôn, gợi mở. Từ đó, giúp người nông dân tiếp cận thị trường, phương thức canh tác mới, cũng như áp dụng khoa học công nghệ,... thông qua các chương trình khuyến nông, thay vì chỉ là tư duy sản xuất thuần túy như trước đây. Cùng đó, phải kích hoạt, kết nối đầu ra nông sản, cả nông sản tươi và nông sản chế biến, như vậy mới định hướng được sản xuất từ khâu đầu vào đến tiêu thị, mang lại lợi nhuận thiết thực cho người nông dân. Theo Bộ trưởng, thời gian qua, An Giang đã làm khá tốt ở khâu liên kết giữa người sản xuất, hợp tác xã thông qua việc ký kết các hợp đồng để đưa nông sản ra thị trường. Nhưng để bền vững hơn, tránh rủi ro mùa vụ, cần phải phải chuyển từ chuỗi liên kết sang chuỗi giá trị, đích đến là thị trường và người tiêu dùng. Ngoài ra, An Giang cần quan tâm công tác dự báo thị trường, chú trọng kết hợp phát triển thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa; trao quyền, khuyến khích, hỗ trợ các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp của người nông dân, các tổ liên kết, hay doanh nghiệp, hợp tác xã,… Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, giai đoạn 2016 – 2020 An Giang đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, đề án lớn như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái, phát triển thủy sản bền vững… Nhờ đó, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của ngành nông nghiệp ở mức 2,86%; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2020 là 192 triệu đồng/ha - tăng 72 triệu đồng so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 49 triệu đồng/người/năm. An Giang từng bước hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cá tra, trái cây, rau màu, lúa nếp gắn với liên kết, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa; công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến; các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP,… được tăng cường áp dụng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng thừa nhận, hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chưa cao, chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhìn chung vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; sự liên kết, hợp tác còn yếu và thiếu bền vững.Chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều nông sản còn thấp; dễ bị “tổn thương” trước tác động của thiên nhiên; khâu dự báo chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đang diễn ra chậm, năng suất lao động trong nông nghiệp còn rất thấp, giá cả nông sản nhất là giá lúa và giá cá tra luôn bấp bênh,...
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang khẳng định, với nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, thời gian tới, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” nền kinh tế địa phương, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc trong mọi tình huống. Ông Lê Hồng Quang mong muốn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp như vấn đề hạn điền, thị trường tiêu thụ; đầu tư phát triển hạ tầng logistics trong phát triển nông nghiệp ở An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long.Đồng thời, cam kết, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến An Giang đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh. Qua đó, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển nền nông nghiệp xứng tầm với vai trò trụ cột./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông thôn phát triển nhanh, bền vững
18:34' - 24/06/2021
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW nói chung và Luật Đất đai năm 2013 nói riêng đã mang lại những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Australia quan tâm đến công nghệ nông nghiệp ở Việt Nam
11:23' - 24/06/2021
Nhiều doanh nghiệp Australia tại bang New South Wales (NSW) bày tỏ mong muốn tham gia thị trường công nghệ nông nghiệp (agritech) và thực phẩm và đồ uống.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông nước ngoài đánh giá mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp Việt Nam
18:37' - 23/06/2021
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy trong năm 2020, mức độ cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp Việt Nam đang tăng lên ở các khâu trước và sau thu hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.