Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần nhìn lại quy hoạch đô thị từ thực trạng ngập úng
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, việc đường phố ngập sau mưa lớn ở Hà Nội có phải chỉ là tình trạng bất thường của thời tiết?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sự nóng lên toàn cầu thì cả thế giới biết rồi. Không chỉ ở Việt Nam đâu, cả những quốc gia có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu... Câu chuyện thời tiết bất thường, lượng mưa lớn, tập trung vào một điểm nhất định thì không có hạ tầng nào "chống chịu" được. Chỉ có điều, chúng ta cần phân biệt vấn đề dị thường của thời tiết, mưa lớn cực đoan với vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn, thiếu dự báo. Đây là 2 vấn đề nhưng nguy cơ khiến các vùng đô thị ngập lụt là như nhau. Phóng viên: Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Bộ trưởng? Nhất là Hà Nội, "cứ mưa là ngập" dường như là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng "nói mãi" mà vẫn chưa giải quyết được tình trạng này? Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cho rằng phải nhìn lại toàn bộ quy hoạch hạ tầng các đô thị và vấn đề thiết kế các đô thị hiện nay. Mỗi một đô thị mang những đặc trưng riêng về địa hình, quan trọng nhất phải một hệ thống dự báo được tính cực đoan của khí hậu và thời tiết. Hệ thống này cũng phải dự báo được số lượng dân cư ở các đô thị. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề ngập úng ở vùng lõi đô thị. Và, câu chuyện dự báo này không chỉ mang tầm nhìn ngắn hạn mà mang tầm nhìn dài hạn từ 20 - 50 năm. Thực tế, khi dân số tăng lên, kèm theo phải có hạ tầng; trong đó, phải tính toán hạ tầng tiêu thoát nước, bao gồm cả lượng nước mà con người sử dụng, lượng nước mưa trong trường hợp thời tiết cực đoan nên phải tính toán đồng bộ Phóng viên: Hà Nội có nên có một dự án chống ngập trong quy hoạch đô thị như Tp. Hồ Chí Minh không, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cần tăng cường dự báo, cũng như cần một dự án tổng thể; trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử và những số liệu hiện nay của thời tiết cực đoan. Cùng với đó là tính toán một cách kỹ càng trong tiếp cận khi thiết kế đô thị để làm sao đô thị chống chịu được với thời tiết cực đoan. Theo đó, dự án tiếp cận một cách tổng thể xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để làm hạ tầng có khả năng chống chịu, thích ứng, phù hợp; đồng thời, kết hợp áp dụng các giải pháp mang tính chủ động. Đơn cử, ở các nơi khi lũ lụt lên thì có khu vực để chứa nước như cánh đồng, sân vận động, bể chứa nước.., tạo ra một hệ thống hạ tầng chứa nước ở những khu ngập lụt lớn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là đặt dự án trong thiết kế tổng thể làm thế nào để xây dựng được những đô thị có khả năng chống chịu được bền vững. Phóng viên: Xin cám ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XV: Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
15:13' - 27/05/2022
Tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 phục hồi rõ nét và có nhiều chuyển biến tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cân nhắc nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tổng thể
14:54' - 25/05/2022
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV: Cân nhắc nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tổng thể
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.