Cà Mau: Nâng tầm sản phẩm, chinh phục thị trường
*Đa dạng đầu ra cho sản phẩm
Huyện Ngọc Hiển với vị trí là huyện cực Nam vốn nhiều thế mạnh về thuỷ sản. Ngọc Hiển có nhiều sản phẩm là các đặc sản, vốn là thế mạnh của địa phương, như: Tôm khô, bánh phồng tôm, ba khía muối, mắm cá sơn,.. Để các sản phẩm đặc trưng của địa phương được nhiều người biết đến, ngoài giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các điểm du lịch, điểm bán đặc sản, tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại… thì các hợp tác xã, cơ sở sản xuất còn đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng, thông qua các sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội…Cũng từ đây, các chủ thể không chỉ chú trọng hơn về chất lượng, mẫu mã mà những thông tin về sản phẩm cũng được nêu chi tiết rõ ràng để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Theo các chủ thể cho biết, từ khi các sản phẩm được bán trên môi trường mạng, lượng tiêu thụ tăng từ 20-30% so với cách bán hàng truyền thống. Trong đó, điển hình như Hợp tác xã Tân Phát Lợi (ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), để thích ứng với phương thức thương mại mới, hợp tác xã đã chủ động xây dựng website bán hàng trực tuyến cho riêng mình. Theo ông Bùi Văn Chương, Giám đốc Hợp tác xã Tân Phát Lợi cho biết, đến nay, nhờ sự chủ động này đã giúp các sản phẩm của hợp tác xã làm ra có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Đặc biệt, thông tin sản phẩm đều được công bố rõ ràng, giúp khác hàng dù lần đầu trải nghiệm sản phẩm cũng nắm được các thông tin đầy đủ, cần thiết, qua đó giúp họ thêm yên tâm sử dụng phẩm. Hiện, trung bình mỗi tháng, hợp tác xã cung ứng cho thị trường từ 2-3 tấn sản phẩm, trong đó, có gần 90% khách hàng đặt mua sản phẩm thông qua trang website. Chị Trương Kim Loan, chủ cơ sở Giang Loan, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển chia sẻ, sau thời gian tìm hiểu các ứng dụng bán hàng trực tuyến qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, nhờ đó đơn hàng của cơ sở đã tăng lên đáng kể. "Từ đầu năm đến nay, lượng hàng bán ra đều, ổn định, tăng gấp 2-3 lần so với trước, trong đó đa phần là khách mới, đặt hàng từ tiktok, zalo, giúp cơ sở tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều chị em địa phương. Đặc biệt, các sản phẩm của cơ sở được khách hàng nhận diện tốt hơn và dễ dàng liên hệ đặt mua nhiều so với trước đây", chị Kim Loan phấn khởi nói. Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển - Lê Hoài Phương cho biết, để giúp người dân có kỹ năng kinh doanh số, huyện phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các đơn vị có liên quan hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn kỹ năng, cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, mở gian hàng và các hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Ðến nay, huyện đã hỗ trợ được 9 chủ thể để đưa 100% sản phẩm OCOP lên Sàn thương mại điện tử tỉnh Cà Mau (madeincamau.com) để giới thiệu và giao dịch, mua bán. Nhiều sản phẩm được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng chọn và đặt mua. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Cà Mau đã có 46 sản phẩm của 17 chủ thể được đưa vào các hệ thống phân phối uy tín trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt đã có nhiều sản phẩm được như liên kết, phân phối cho các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, có 140 sản phẩm đã được kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử madeincamau.com; 57 sản phẩm trên sàn Buudien.vn; 35 sản phẩm của 24 chủ thể thực hiện truy xuất nguồn gốc trên Cổng truy xuất nguồn gốc của tỉnh... *Quyết tâm nâng tầm sản phẩm Để tiếp tục thúc đẩy và lan tỏa việc nâng chất các sản phẩm đặc sản vùng miền, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp nâng hạng sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao, qua đó góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương. Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã phối hợp địa phương rà soát, lựa chọn sản phẩm tiềm năng. Trên tinh thần tự nguyện, phù hợp với điều kiện, năng lực của chủ thể, ngành nông nghiệp cùng địa phương tuyên truyền vận động các chủ thể đăng ký nâng hạng sản phẩm. Đồng thời, hướng dẫn các tiêu chí và các bước cần thực hiện để các địa phương có cơ sở lựa chọn sản phẩm tiềm năng phù hợp. Đến nay, có 9 sản phẩm/6 chủ thể đang tích cực chuẩn bị hồ sơ, điều kiện cần thiết để nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao.Là một trong những chủ thể có sản phẩm đáp ứng yêu cầu để nâng hạng lên 5 sao, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) - Mai Sáu cho rằng, việc tham gia nâng hạng sản phẩm từ 4 sao lên 5 sao là cơ hộ để sản phẩm của công ty hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm. Bởi, ngoài những yêu cầu chứng nhận về chất lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP 4 sao, sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận ISO, HACCP, đủ điều kiện từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến quá trình xuất sản phẩm…
Sản phẩm nước cốt nhàu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, thương mại SK NONI (xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) trong thời gian qua đã phát sinh hợp đồng kinh doanh với một số nước châu Âu, đồng thời tham gia trưng bày tại các hội chợ triển lãm ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đón nhận tốt. Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, thương mại SK NONI Khưu Văn Chương cho biết, với vùng nguyên liệu chủ động, có diện tích hơn 5 ha và thu mua nhàu nguyên liệu từ các hộ dân lân cận của địa phương. Hiện nay, quy mô sản xuất của công ty đã tăng lên 100%, doanh thu cao hơn 40% do với trước đây, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu sản phẩm. Sản phẩm nước cốt nhàu đã đủ điều kiện với một số tiêu chí của 5 sao OCOP. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau chia sẻ, năm 2024, quyết tâm của tỉnh sẽ phấn đấu hỗ trợ và nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm đạt 4-5 sao. Hiện nay, địa phương đang tập trung hướng dẫn chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình theo kế hoạch đề ra. Theo đó, ước thực hiện đến cuối năm nay, địa phương sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hoá ít nhất 40 sản phẩm, dự kiến nâng tổng số sản phẩm được công nhận trên địa bàn tỉnh đạt 168 sản phẩm; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, như: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử... Để cụ thể hóa những mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định 928/QĐ-UBND, ngày 09/5/2024 về phân công sở, ngành, địa phương thực hiện nhiệm hỗ trợ nâng hạng sản phẩm OCOP đạt 5 sao trên địa bàn tỉnh năm 2024 – 2025. Trong đó, chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện các tiêu chí đảm bảo yêu cầu về mở rộng quy mô nhà xưởng, trang bị máy máy, thiết bị sản xuất hiện đại; quy trình sản xuất tiên tiến; bao bì, mẫu mã thiết kế đẹp, khoa học, cung cấp các thông tin cần thiết sản phẩm; hoàn thiện đầy đủ các chứng nhận cần thiết theo tiêu chuẩn xuất khẩu./.- Từ khóa :
- đặc sản vùng miền
- cà mau
- ngọc hiển
- tiêu thụ nông sản
Tin liên quan
-
DN cần biết
Kết nối giao thương các tỉnh Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc
18:56' - 01/08/2024
Ngày 1/8, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa các doanh nghiệp Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc gắn với xúc tiến du lịch và đầu tư năm 2024.
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ đặc sản Đắk Lắk qua hệ thống phân phối Tp. Hồ Chí Minh
14:47' - 26/07/2024
Tuần lễ triển lãm và Hội nghị kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm giữa tỉnh Đắk Lắk và Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 đã chính thức mở cửa đón khách tham quan mua sắm và tìm kiếm các đối tác phân phối.
-
Chuyển động DN
Tuần lễ kết nối và giới thiệu sản phẩm Việt tại hệ thống Central Retail
14:39' - 19/07/2024
“Tuần lễ kết nối và không gian giới thiệu sản phẩm Việt tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam năm 2024” đã chính thức khai mạc tại siêu thị GO! Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
Bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025 của tập đoàn TH
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.
-
Thị trường
Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024
21:51' - 20/11/2024
Từ ngày 17-19/11, tại Trung tâm Triển lãm Rosemont, ở thành phố Chicago (Mỹ), khu gian hàng quốc gia Việt Nam đã chính thức khai trương tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024.
-
Thị trường
Giá gạo Nhật Bản thiết lập kỷ lục mới
13:47' - 20/11/2024
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết giá gạo mới thu hoạch vào khoảng trung bình 23.820 yen (153,8 USD) cho mỗi bao 60 kg. Con số này đánh dấu mức tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.